5 lý do khiến bạn dễ mắc gout
Bệnh gout là một tình trạng viêm của khớp gây ra bởi sự tăng acid uric trong máu. Các tinh thể muối urat natri tích tụ trong khớp gây sưng, viêm và đau dữ dội. Nhiều người không hiểu tại sao mình mắc bệnh, dưới đây là những lý do giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này
Nguyên nhân gây bệnh gout
Phần lớn các trường hợp bị bệnh gout chưa rõ nguyên nhân. Song một số người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác do có yếu tố nguy cơ làm tăng tổng hợp hoặc giảm bài tiết axit uric như:
Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý
Người bệnh có xu hướng sử dụng nhiều hơn các thực phẩm giàu chất đạm, thức ăn nhanh, đồ chiên dầu mỡ… Tuy nhiên, việc dung nạp quá nhiều chất này sẽ làm tăng hàm lượng axit uric trong máu, dần dần hình thành tinh thể muối urat bao quanh các khớp, gây ra những cơn gout cấp.
Một nguyên nhân khiến bệnh gout ngày càng phổ biến là do thói quen uống nhiều rượu, bia. Theo các nhà khoa học, rượu, bia là nguồn cung cấp purin lớn, làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Khi kết hợp cùng các món ăn giàu đạm khác thì tạo cơ hội cho cơn gout cấp nhanh hơn.
Ngoài ra, những người thường xuyên thức khuya, ăn uống không điều độ hoặc lười vận động cũng dễ bị rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, tạo điều kiện để bệnh gout phát triển. Do đó, việc sinh hoạt, học tập và làm việc cần thực hiện hợp lý nhằm tăng cường sức khỏe, hạn chế nguy cơ mắc gút.
Do tuổi
Nhóm độ tuổi dễ mắc gout nhất là nam giới từ 30 – 50 và nữ giới thời kỳ mãn kinh. Lý giải điều này, giới chuyên môn cho rằng, nhiều nam giới trung niên thường xuyên ăn quá lượng đạm cần thiết, uống rượu bia, hút thuốc, lười tập luyện và mắc các bệnh lý nguy cơ như đái tháo đường, mỡ máu cao… Tất cả các yếu tố này đều tạo điều kiện thuận lợi để bệnh gout phát triển.
Do di truyền
Theo thống kê, khoảng 25% trường hợp mắc gout có người thân trong gia đình cũng bị bệnh này, do liên quan đến di truyền rối loạn chuyển hóa các chất như đường, mỡ, cholesterol…, quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng lên kéo theo sự gia tăng axit uric.
Do thiếu hụt estrogen ở thời kỳ mãn kinh
Bệnh gout cũng dễ xảy ra ở độ tuổi mãn kinh đối với phụ nữ. Nguyên nhân gây bệnh lại là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Estrogen (hormone sinh dục nữ) đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng quá trình tổng hợp và đào thải axit uric trong máu. Tuy nhiên, khi bước sang thời kỳ mãn kinh, mức estrogen suy giảm kéo theo sự gia tăng nồng độ axit uric và dễ gây bệnh gout.
Do thừa cân, béo phì hoặc mắc một số bệnh lý liên quan
Bệnh gout còn xảy ra ở những người thừa cân, béo phì, khả năng đào thải axit uric bị giảm đi, trong khi đó, khả năng tổng hợp axit uric lại tăng lên. Hoặc những người mắc một số bệnh lý như rối loạn lipid, tăng glucose máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp… cũng dễ bị tăng nồng độ axit uric trong máu, dẫn tới bệnh gout.
Ngoài ra, khi người bệnh sử dụng loại thuốc tây làm ảnh hưởng tới chức năng của thận, giảm khả năng đào thải axit uric ra khỏi cơ thể cũng gia tăng nguy cơ mắc gout.
Lời khuyên thầy thuốc
Bệnh gout là một trong những bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy, ngoài tuân thủ với chỉ định điều trị của bác sĩ, người bệnh nên cải thiện, thậm chí thay đổi chế độ ăn để bệnh không diễn tiến nặng.
- Người bệnh cần hạn chế đồ uống có đường; Có thể sử dụng sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo;
- Hạn chế ăn các thực phẩm giàu purin, bao gồm các loại thịt đỏ, nội tạng động vật và một số loại hải sản;
- Ưu tiên các loại protein có nguồn gốc thực vật.
- Ăn các loại carbohydrate phức hợp như trái cây và rau củ thay cho bánh kẹo ngọt và carbohydrate tinh chế.
- Ngoài chế độ ăn uống, có một số thay đổi lối sống có thể giúp người bị bệnh gout giảm nguy cơ mắc bệnh gout và các cơn đau gout.
Thừa cân béo phì có thể dẫn đến kháng insulin, thúc đẩy nồng độ axit uric cao hơn. Do vậy, việc giảm cân ở những người bị gout là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần tránh giảm cân một cách đột ngột vì nó làm tăng nguy cơ tái phát cơn gout.
Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức chịu đựng mà còn giúp ngăn ngừa các cơn gout. Hoạt động thể chất giúp duy trì cân nặng hợp lý và giữ cho axit uric ở mức thấp.
Nước giúp cơ thể loại bỏ axit uric dư thừa bằng cách tăng thải ra ngoài theo đường nước tiểu, nhờ đó ngăn ngừa các cơn gout. Mỗi ngày nên uống ít nhất 2 lít nước và uống nhiều nước hơn sau khi vận động nhiều.
Rượu bia là nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn gout. Vì vậy đây là những loại đồ uống cần được loại bỏ ngay lập tức ở những người bị gout. Việc này để ngăn ngừa axit uric tích tụ và hình thành tinh thể.
Tóm lại: Gout là bệnh lý viêm khớp thường gặp. Gout nếu không được điều trị hợp lý có thể gây ra nhiều biến chứng, tăng nguy cơ tàn phế, các bệnh đồng mắc và tử vong. Vì vậy, khi có các triệu chứng của bệnh gout, đặc biệt là các cơn đau đột ngột ở khớp bàn chân, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Theo: suckhoedoisong.vn
Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.
Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!
Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!
Tin khác đã đăng
- Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao? 22/11/2024
- Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm? 21/11/2024
- 4 dấu hiệu ung thư quan trọng nam giới không nên bỏ qua 19/11/2024
- Tái sử dụng kết quả xét nghiệm, tại sao không? 18/11/2024
- Đi khám bệnh ‘tay không’, thấy khỏe cả người 16/11/2024
There are no comments yet