Loại quả thanh lọc cơ thể sau Tết
Sau Tết, bạn nên cắt giảm tinh bột, uống nước cam, chanh, nước dừa, trà xanh, kết hợp tập thể dục, nghỉ ngơi để thanh lọc và hồi phục cơ thể.
Những ngày Tết, mọi người thường tiêu thụ nhiều thực phẩm, uống rượu bia, lười tập thể dục, thức khuya…, khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng xấu sức khỏe.
Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, tư vấn một số thực phẩm nên ăn để thải độc, thanh lọc cơ thể sau Tết.
Đậu xanh
Những vi chất trong hạt đậu xanh có thể lọc bỏ các chất kim loại nặng, thậm chí được coi là “toa thuốc” giải độc khi bị ngộ độc thuốc, thực phẩm.
Nước dừa
Theo Đông y, nước dừa có tính hàn, giải nhiệt, làm mát, chống mất nước vào những ngày nắng nóng. Nước dừa giúp giải khát, thanh lọc cơ thể hiệu quả. Ngoài bổ sung chất dinh dưỡng và các vitamin, nước dừa còn hỗ trợ tiêu hóa do có lượng chất xơ cao, tốt cho tiêu hóa.
Trà xanh
Trà xanh là thức uống tốt cho sức khỏe với nhiều chất chống oxy hóa, tăng cường chức năng gan và khuyến khích sản xuất enzyme giải độc. Các chất chống oxy hóa trong trà xanh cũng giúp ngăn ngừa mụn cóc sinh dục, bệnh gan, các vấn đề tiêu hóa, nhiễm khuẩn và nhiều loại ung thư.
Tuy nhiên, bạn không nên uống trà xanh ngay sau khi ăn, không uống quá nóng làm mất vị trà và hại dạ dày, họng.
Củ cải đường
Củ cải đường là một trong những thực phẩm giải độc tốt nhất. Chất xơ trong thực phẩm này thúc đẩy sản xuất các enzyme chống oxy hóa trong gan. Củ cải chứa betaine giúp gan xử lý chất béo, chống lại tổn thương gan và làm giảm mức độ của các dấu hiệu viêm.
Gạo lứt
Gạo lứt là loại gạo có nhiều chất dinh dưỡng cùng các loại vitamin như B1, B2, B3… và lượng chất xơ cao, thích hợp với những người muốn giảm cân. Những tinh chất có trong gạo lứt có thể điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa qua các bệnh tim mạch và rất tốt cho để thanh lọc gan. Bên cạnh đó, nước gạo lức còn có nhiều công dụng khác như làm đẹp da, giảm nhức mỏi, phong thấp ở người già.
Trái cây tươi
Một chế ăn uống lành mạnh để giải độc cơ thể không bao giờ thiếu các loại trái cây. Trái cây tươi chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, chất xơ và các chất dinh dưỡng lành mạnh khác, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.
Gừng và tỏi
Cả gừng và tỏi giúp cơ thể bạn chống lại các gốc tự do, tốt cho hệ tiêu hóa và đánh bại chứng đầy hơi. Gừng sống (sinh khương) có vị cay, tính hơi ấm, tác dụng chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn, giúp tiêu hóa. Gừng nướng cháy (thán khương) trị đau bụng lạnh dạ đi ngoài. Gừng khô (can khương) có tác dụng tán hàn, trị cảm lạnh, thổ tả. Vỏ gừng (khương bì) có tác dụng tiêu phù thũng (lợi tiểu). Gừng tươi cũng hiệu quả khi điều trị các chứng thức ăn không tiêu, nôn mửa, đau lạnh vùng bụng.
Thái một củ gừng tươi khoảng 60 g thành từng lát mỏng, cho vào ly trà pha một lát chanh. Vị gừng nóng có tác dụng chống say rượu. Gừng còn làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể.
Tỏi chứa allicin – một hóa chất thúc đẩy sản xuất các tế bào bạch cầu và giúp loại bỏ độc tố.
Nước chanh, cam
Hàm lượng vitanmin C dồi dào trong nước cam, chanh không chỉ có tác dụng chống oxy hóa mà còn có khả năng kích thích sự hoạt động của gan hiệu quả nhất. Nước chanh, cam giúp cân bằng lượng kiềm và độ PH trong cơ thể, tăng cường miễn dịch, giúp gan khỏe mạnh và làn da săn chắc mịn màng.
Dùng chanh tươi là phương pháp giải rượu truyền thống mà nhiều người thường dùng. Ngoài chanh, một số loại trái cây thuộc họ cam quýt cũng có khả năng giúp cơ thể giải độ cồn trong rượu bia nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc sử dụng nước chanh, nhất là với những người có bệnh lý dạ dày và tá tràng.
Mía
Tính lạnh, vị ngọt mát tự nhiên của mía có công dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, dễ hấp thụ và giải rượu. Ngoài ra, mía còn cung cấp lượng đường và nước cho cơ thể do uống nhiều bia rượu. Lưu ý, khi say rượu, mọi người nên dùng mía ép tươi chứ không nên dùng đường chế từ mía đã tinh luyện.
Theo: Minh An (Nguồn: VNExpress)
Tin khác đã đăng
- Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao? 22/11/2024
- Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm? 21/11/2024
- 4 dấu hiệu ung thư quan trọng nam giới không nên bỏ qua 19/11/2024
- Tái sử dụng kết quả xét nghiệm, tại sao không? 18/11/2024
- Đi khám bệnh ‘tay không’, thấy khỏe cả người 16/11/2024
There are no comments yet