6 thói quen hạn chế nguy cơ tái phát ung thư
Tập thể dục, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng bằng thiền là các biện pháp cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ ung thư tái phát và cải thiện chất lượng sống.
Sau khi điều trị ung thư kết thúc, bệnh nhân luôn lo lắng và sợ hãi bệnh quay trở lại, nhưng rất nhiều trường hợp đã không đủ sức khỏe để điều trị khi khối u tái phát. Việc có một cơ thể khỏe mạnh là quan trọng để chống lại ung thư.
Một số biện pháp giảm nguy cơ tái phát ung thư, như sau:
Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên không những giúp bạn khỏe mạnh mà còn giúp phục hồi nhanh hơn sau điều trị. Một số nghiên cứu cho thấy rèn luyện thể chất có thể giảm nguy cơ tái phát ung thư, giảm lo lắng và trầm cảm, cải thiện tâm trạng, giảm mệt mỏi và đau.
Người bệnh nên tăng cường các hoạt động thể chất trong sinh hoạt hàng ngày, như sử dụng thang bộ thường xuyên hơn, đỗ xe xa hơn để có thể đi bộ dài hơn, hạn chế ngồi và nằm.
Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo một người nên tập thể dục ít nhất 150-300 phút mỗi tuần với các hoạt động có cường độ vừa phải, hoặc 75-150 phút mỗi tuần với các hoạt động cường độ cao. Thực hiện các bài tập sức mạnh ít nhất hai ngày mỗi tuần.
Bạn nên bắt đầu từ từ và tăng dần theo thời gian. Khi cơ thể cảm thấy tốt hơn, hãy tìm các hoạt động bạn thích thú, chẳng hạn đi bộ quanh công viên, hay đạp xe quanh hồ. Hoạt động thể chất rất quan trọng giúp phục hồi sau điều trị.
Ngoài ra, bạn có thể tìm một công việc phù hợp với tình trạng sức khỏe. Điều này giúp bạn có thêm thu nhập và các mối quan hệ, khiến bản thân được bận rộn cũng là cách để tâm trí thoải mái, không suy nghĩ và lo lắng về bệnh tật của mình.
Chế độ ăn cân bằng
Không có bất kỳ một chế độ ăn hoặc một thực phẩm nào có thể ngăn ung thư tái phát. Tuy nhiên, chế độ ăn đa dạng bao gồm nhiều rau, trái cây và ngũ cốc, cung cấp cho cơ thể đầy đủ vitamin, dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe.
Bạn nên ăn đa dạng các loại rau quả và trái cây có màu sắc khác nhau như màu xanh đậm,đỏ và cam mỗi ngày. Lựa chọn thức ăn chứa những chất béo có lợi như a-xít béo omega-3 (thường chứa trong cá và hạt óc chó). Chọn các loại protein có ít chất béo bão hòa, chẳng hạn như cá, thịt nạc, trứng, hạnh nhân, hạt và đậu. Sử dụng các nguồn tinh bột tốt cho sức khỏe như ngũ cốc nguyên hạt thay tinh bột tinh chế và đường. Tránh đồ uống có đường, hạn chế ăn thịt đỏ (bò, lợn, cừu) và sản phẩm chế biến từ chúng (lẩu, xúc xích, thịt hộp).
Một số người nghĩ rằng việc sử dụng thêm vitamin, thảo dược, thực phẩm chức năng hoặc chế độ ăn đặc biệt (thực dưỡng) có thể ngăn ung thư quay trở lại. Tuy nhiên, hiện tại không có bất cứ bằng chứng khoa học nào chứng minh điều đó. Hơn nữa, một số chế độ ăn còn khiến cơ thể bạn héo mòn, suy kiệt, thậm chí tử vong.
Duy trì cân nặng
Quá trình điều trị ung thư khiến nhiều bệnh nhân không duy trì được cân nặng bình thường. Sau khi kết thúc điều trị, nếu cần tăng cân, bạn nên cùng bác sĩ kiểm soát các tác dụng phụ do điều trị ung thư (như nôn, đau) vì chúng ảnh hưởng việc hấp thu dinh dưỡng.
Bạn có thể chia thành nhiều bữa trong ngày, thay vì ba như trước. Thức ăn được nấu kỹ sẽ giúp quá trình tiêu hóa dễ hơn. Những bệnh nhân sau phẫu thuật ổ bụng nên tránh thực phẩm chứa nhiều chất xơ như măng.
Nếu cần giảm cân, hãy thực hiện cân từ từ, không quá một kg mỗi tuần. Chú ý kiểm soát lượng calo bạn ăn vào và tập thể dục thường xuyên.
Ngủ đủ giấc
Khó ngủ là một vấn đề khá phổ biến ở bệnh nhân ung thư, nguyên nhân có thể do thay đổi thể chất, tác dụng phụ của thuốc điều trị, căng thẳng và nhiều lý do khác.
Ngủ đủ giấc (ít nhất 7 tiếng mỗi đêm) – rất quan trọng trong quá trình hồi phục. Giấc ngủ giúp tinh thần và cơ thể có thời gian để phục hồi, tăng hiệu quả hoạt động trí óc, cải thiện chức năng của các hormone và giảm huyết áp.
Để giúp giấc ngủ tốt hơn, bạn nên thực hiện một số biện pháp như không uống cà phê ít nhất 8 tiếng trước khi đi ngủ, thực hiện lịch trình ngủ đều đặn, tránh sử dụng máy tính và màn hình ti vi trước khi lên giường 1-2 giờ.
Ngoài ra, tập thể dục trước khi đi ngủ ít nhất 2-3 tiếng, giữ phòng ngủ yên tĩnh và ánh sáng vừa phải.
Giảm căng thẳng
Hiện chưa có bằng chứng cho thấy việc kiểm soát căng thẳng có thể cải thiện cơ hội sống sót của bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, sử dụng những biện pháp giảm căng thẳng có thể cải thiện đáng kể chất lượng sống.
Chiến lược hiệu quả để kiểm soát căng thẳng bao gồm thư giãn hoặc thiền định, nhận sự tư vấn, tham gia các nhóm hỗ trợ bệnh nhân ung thư, thuốc giảm trầm cảm và lo lắng, tương tác với bạn bè, gia đình.
Bỏ thuốc và hạn chế rượu bia
Hút thuốc lá không những làm tăng nguy cơ một số loại ung thư mà còn làm tăng khả năng tái phát khối u. Do đó, việc bỏ thuốc là biện pháp quan trọng, có thể giảm nguy cơ ung thư quay trở lại cũng như mắc mới.
Theo: Bác sĩ Lê Văn Thành (Nguồn: Bệnh viện K, hiện đang công tác tại Bệnh viện Đại học Showa, Nhật Bản/vnexpress)
Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.
Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!
Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!
Tin khác đã đăng
- Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao? 22/11/2024
- Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm? 21/11/2024
- 4 dấu hiệu ung thư quan trọng nam giới không nên bỏ qua 19/11/2024
- Tái sử dụng kết quả xét nghiệm, tại sao không? 18/11/2024
- Đi khám bệnh ‘tay không’, thấy khỏe cả người 16/11/2024
There are no comments yet