TP.HCM: Ca COVID-19 tăng nhẹ, không hoang mang nhưng đừng chủ quan
Sở Y tế TP.HCM cho rằng sự gia tăng đi lại, giao lưu, tiếp xúc trong kỳ nghỉ lễ kéo dài cuối tháng 4 sẽ có nguy cơ làm tăng mức độ lây nhiễm COVID-19. Do đó người dân không hoang mang nhưng cũng không lơ là chủ quan.
Trước số ca COVID-19 tại TP.HCM tăng nhẹ, đặc biệt khi cả nước sắp bước vào kỳ lễ hội dài ngày, Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo người dân cần tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo phòng chống dịch COVID-19, không quá hoang mang lo lắng, nhưng cũng không lơ là chủ quan.
Số ca COVID-19 tăng nhẹ tập trung ở người cao tuổi
Theo báo cáo mới nhất của Sở Y tế TP.HCM, số ca mắc COVID-19 tại TP đang có chiều hướng gia tăng nhưng hầu hết tập trung ở người cao tuổi.
Cụ thể trong tuần 15 (từ ngày 10 đến 16-4) TP ghi nhận 33 ca xác định COVID-19, tăng hơn 6 lần so với trung bình bốn tuần trước đó.
Riêng ngày 15-4 hệ thống ghi nhận 12 ca. Trong khi đó vào tháng 3, mỗi ngày TP ghi nhận từ 1 – 3 ca COVID-19.
Về ca nhập viện điều trị, từ 3 đến 11-4, TP có trung bình 1 – 2 ca COVID-19. Còn từ ngày 12 đến 16-4, số ca nhập viện điều trị mỗi ngày từ 8 – 12 ca.
Về độ nặng của bệnh, nếu như ngày 7-4 toàn TP chỉ ghi nhận 2 ca cần hỗ trợ oxy, thì đến ngày 16-4 đã ghi nhận 13 ca, trong đó có 4 trường hợp thở oxy dòng cao qua mũi (HFNC). Hiện chưa có trường hợp nặng cần phải thở máy xâm lấn.
Sở Y tế cho biết thêm, từ tháng 3-2023, qua hệ thống giám sát biến thể SARS-CoV-2 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM phối hợp với Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) – Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã phát hiện biến thể XBB.1.5 cùng các biến thể khác của Omicron như XBB.1, BA.5, BA.2.75.
Bên cạnh đó TP còn thực trạng miễn dịch cộng đồng đối với COVID-19 đang bắt đầu có xu hướng giảm (từ 98,7% vào tháng 9-2022, nay giảm xuống còn 94,2%).
Cần tăng cường người dân đi tiêm vắc xin liều bổ sung
Sở Y tế cho rằng việc tăng cường vận động người dân đi tiêm vắc xin các liều bổ sung để duy trì miễn dịch cộng đồng ở mức cao, trong đó đặc biệt tập trung cho nhóm người có nguy cơ cần được triển khai. Sở Y tế tham mưu UBND TP kích hoạt trở lại “Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ”.
Trước tình hình số ca mắc mới, ca nhập viện do COVID-19 tăng nhẹ trở lại, Sở Y tế kêu gọi: Người dân không hoang mang nhưng cũng không lơ là chủ quan, tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo phòng, chống dịch COVID-19, có ý thức trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Trong đó, ghi nhớ việc đeo khẩu trang khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng, khi đến các nơi công cộng, các cơ sở khám chữa bệnh, trong không gian kín và các địa điểm bắt buộc theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đồng thời thường xuyên khử khuẩn, nhất là vệ sinh tay và tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ.
Khi có triệu chứng nghi ngờ bệnh, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn chẩn đoán điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng nặng và tử vong.
Lịch tiêm vắc xin phòng COVID-19:
Trẻ em:
– Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: Tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 là 4 tuần. (Nếu trẻ đã nhiễm COVID-19 thì tiêm sau mắc bệnh 3 tháng).
– Trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi: Tiêm 3 mũi, mũi 2 cách mũi 1 là 3-4 tuần, mũi 3 cách mũi 2 là 5 tháng. (Nếu trẻ đã nhiễm COVID-19 thì tiêm sau mắc bệnh 3 tháng).
Người lớn: Tiêm 4 mũi. Trong đó:
– Mũi 2 cách mũi 1 theo khuyến cáo của nhà sản xuất (tùy từng loại vắc xin).
– Liều nhắc lần 1 (mũi 3): Ít nhất 3 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản.
– Liều nhắc lần 2 (mũi 4): Ít nhất là 4 tháng sau khi tiêm mũi nhắc lần 1 (mũi 3).
Theo: tuoitre.vn
Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!
Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!
Tin khác đã đăng
- 5 cách đào thải axit uric nhanh khỏi cơ thể cần biết 27/11/2024
- Nguy cơ về sức khoẻ khi người cao tuổi mắc nhiều bệnh nền 26/11/2024
- ‘Ung thư tiêu hóa có thể khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm’ 25/11/2024
- 5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay 23/11/2024
- Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao? 22/11/2024
There are no comments yet