Ung thư vú có thể được tầm soát hiệu quả qua xúc giác
Tầm soát ung thư vú bằng xúc giác được chứng minh là một phương pháp giúp chẩn đoán ung thư hiệu quả, đồng thời mang lại cảm giác thoải mái cho bệnh nhân, cũng như tạo việc làm cho phụ nữ khiếm thị.
Ritika Maurya, 23 tuổi, hiện đang là thực tập sinh cho công việc tầm soát ung thư vú bằng xúc giác (MTE) tại Enable India. Maurya mất thị lực hoàn toàn ở một bên mắt và chỉ nhìn thấy hình dạng của vật ở mắt còn lại.
Enable India là tổ chức về quyền cho người khuyết tật tại thành phố Bengaluru, Ấn Độ. Tổ chức này có dự án đào tạo cho phụ nữ khiếm thị dùng xúc giác để tầm soát các khối u hay các thay đổi ở vú – những dấu hiệu cho thấy khả năng của bệnh ung thư vú.
Được phát minh bởi một bác sĩ phụ khoa người Đức, tiến sĩ Frank Hoffmann, phương pháp phát hiện ung thư vú bằng xúc giác được giới thiệu đến Ấn Độ vào năm 2017, sau đó phổ biến ra các nước Colombia, Mexico, Áo và Thụy Sĩ.
Tầm soát viên sẽ sử dụng băng dính có kèm chữ nổi để đo từng centimet vòng ngực. Mỗi lần kiểm tra kéo dài khoảng 30 – 40 phút, các kết quả thu được sẽ được giao lại cho một bác sĩ cho việc chẩn đoán.
Tiến sĩ Hoffman cho biết xúc giác có thể giúp tìm ra các khối u nhỏ từ 6 – 8mm, nhỏ hơn rất nhiều so với các khối u 10 – 22mm mà các bác sĩ có thể xác định bằng mắt.
Trung tâm nghiên cứu về phụ nữ mù và người khuyết tật NAB Ấn Độ (NABCBW) ở Delhi, nơi giới thiệu phương pháp của tiến sĩ Hoffman, đã có một nghiên cứu cho thấy 78% trường hợp ung thư ác tính trên 1.338 phụ nữ đã được phát hiện bằng phương pháp xúc giác, và chỉ 1% bị bỏ sót.
Ung thư vú là loại ung thư được chẩn đoán phổ biến nhất trên toàn thế giới. Ở Ấn Độ, đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở phụ nữ, nhưng 60% trường hợp được chẩn đoán ở giai đoạn 3 hoặc 4 của bệnh, dẫn đến tỉ lệ sống sót giảm đáng kể.
Tiến sĩ Poovamma, bác sĩ phẫu thuật ung bướu tại Bệnh viện Cytecare, thành phố Bengaluru, đánh giá rằng phương pháp tầm soát ung thư vú bằng xúc giác sẽ giúp cải thiện đáng kể tình hình hiện tại ở Ấn Độ.
“Vì chưa có các chương trình sàng lọc nghiêm ngặt do chính phủ điều hành, việc khám sàng lọc ung thư vú định kỳ bằng phương pháp MTE ở các khu vực thành thị, nông thôn, và cả nơi làm việc – các nơi không thể tiếp cận với máy chụp quang tuyến vú và máy siêu âm có thể tạo ra tác động đáng kể ở Ấn Độ”, bà nói thêm.
Đối với những người phụ nữ khiếm thị như Maurya, được trở thành một tầm soát viên ung thư là cơ hội rất hiếm.
Theo ước tính của NAB, có khoảng 15 triệu phụ nữ tại Ấn Độ khiếm thị nhưng chỉ có 5% trong số đó có cơ hội kiếm sống.
Theo: tuoitre.vn
Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.
Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!
Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!
Tin khác đã đăng
- Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao? 22/11/2024
- Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm? 21/11/2024
- 4 dấu hiệu ung thư quan trọng nam giới không nên bỏ qua 19/11/2024
- Tái sử dụng kết quả xét nghiệm, tại sao không? 18/11/2024
- Đi khám bệnh ‘tay không’, thấy khỏe cả người 16/11/2024
There are no comments yet