Việt Nam có thể loại bỏ bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới?
Ước tính vào năm 2025, số phụ nữ tử vong hằng năm do ung thư cổ tử cung sẽ tăng lên hơn 4.000 trường hợp nếu không có giải pháp hiệu quả cho thực trạng này.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ trên toàn cầu. Tại Việt Nam, năm 2020 có hơn 4.000 ca mắc mới và có gần 3.000 ca tử vong vì căn bệnh này.
Ung thư phổ biến ở nữ
Theo bà Dương Thị Hồng – phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, ung thư cổ tử cung đang là bệnh ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ trên toàn cầu.
“Trung bình mỗi ngày Việt Nam có khoảng 14 phụ nữ mắc bệnh và 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung là một trong những ung thư hay gặp ở nữ giới, chiếm khoảng 12% của tất cả các ung thư ở nữ giới và là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau ung thư vú”, bà Hồng thông tin.
Bà Hồng cũng nhận định tỉ lệ tiêm chủng vắc xin phòng bệnh và sàng lọc ung thư cổ tử cung còn thấp là nguyên nhân dẫn đến phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung vẫn tiếp tục gia tăng.
“Tháng 8-2022, Chính phủ đã ban hành nghị quyết về lộ trình tăng số lượng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021 – 2030, theo đó đưa vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung vào chương trình từ năm 2026. Đây sẽ là cơ hội để chúng ta bao phủ vắc xin HPV, ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cho trẻ em nữ trong tương lai.
Bà Dương Thị Hồng
Từng bước loại bỏ ung thư cổ tử cung
Bà Naomi Kitahara – trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam – cho hay các chuyên gia đã khuyến cáo nhiễm vi rút gây u nhú ở người (HPV) là nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung và một số bệnh khác như ung thư hậu môn, bộ phận sinh dục và ung thư hầu miệng.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị nhiễm HPV đặc hiệu nên thường dẫn đến nhiễm HPV dai dẳng hoặc tái diễn và đó chính là nguy cơ tiến triển thành ung thư cổ tử cung. Trong khi đó, hiện đã có vắc xin phòng ngừa vi rút HPV – nguyên nhân chính dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Chiến lược toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới nhằm thanh toán ung thư cổ tử cung vào năm 2030 kêu gọi tất cả các quốc gia trên thế giới thực hiện tiêm vắc xin ngừa HPV cho 90% trẻ em gái trước 15 tuổi.
“Cần đảm bảo 70% phụ nữ được sàng lọc ung thư cổ tử cung và hướng đến mục tiêu đảm bảo 90% phụ nữ được phát hiện tiền ung thư hoặc ung thư có thể tiếp cận các phương pháp điều trị”, trưởng đại diện UNFPA nói.
Bà Hồng cũng nhận định để giảm thiểu ca mắc ung thư cổ tử cung mới thì tiêm vắc xin ngừa HPV và sàng lọc là hai giải pháp.
Nghiên cứu của UNFPA cũng cho thấy Việt Nam có thể thanh toán ung thư cổ tử cung trong 30 năm tới nếu việc tiêm chủng HPV được triển khai cho 90% trẻ em gái vị thành niên; 70% phụ nữ được khám sàng lọc ung thư cổ tử cung; và 90% phụ nữ bị tiền ung thư hoặc đang bị ung thư cổ tử cung được điều trị đầy đủ.
Nếu kết hợp tiêm chủng HPV với sàng lọc và điều trị thì Việt Nam có thể thanh toán ung thư cổ tử cung chỉ trong vòng 29 năm, sớm hơn nếu chỉ thúc đẩy tiêm chủng HPV.
Theo: tuoitre.vn
Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.
Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!
Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!
Tin khác đã đăng
- Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao? 22/11/2024
- Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm? 21/11/2024
- 4 dấu hiệu ung thư quan trọng nam giới không nên bỏ qua 19/11/2024
- Tái sử dụng kết quả xét nghiệm, tại sao không? 18/11/2024
- Đi khám bệnh ‘tay không’, thấy khỏe cả người 16/11/2024
There are no comments yet