WHO xếp biến chủng nCoV mới vào nhóm ‘đáng quan tâm’
WHO cho biết EG.5, biến chủng nCoV mới đang lây lan ở nhiều quốc gia là "đáng quan tâm", có thể tạo làn sóng lây nhiễm lớn hơn, nhưng không nghiêm trọng.
Biến chủng đáng quan tâm (variant of interest – VOI) chứa các đặc điểm di truyền làm virus có khả năng lây lan cao hơn, né tránh được hệ miễn dịch của cơ thể, khó phát hiện khi xét nghiệm hoặc làm cho bệnh nặng hơn. Đầu 2022, XBB.1.5 cũng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm VOI.
Trong khi đó, một biến chủng trở thành biến chủng đáng lo ngại (VOC) khi những biến đổi về bộ gene của virus mang ý nghĩa lâm sàng hoặc có những yếu tố sau: khả năng lây truyền tăng; độc lực (mức độ nghiêm trọng của bệnh) tăng; thay đổi hiệu quả vaccine (giảm hiệu quả); thay đổi hiệu quả chẩn đoán (phương pháp chẩn đoán hiện tại không còn hiệu quả)… Alpha, Beta, Gama, Delta từng được WHO xếp vào nhóm VOC.
Trên toàn cầu, EG.5, được nhận định là một dòng phụ của Omicron, chiếm 11,6% số ca nhiễm kể từ giữa tháng 7 đến nay, tăng từ 6,2% so với một tháng trước đó. Chủng này đang gây làn sóng lây nhiễm mới ở Anh, Mỹ. Dù vậy, nguy cơ của nó đối với sức khỏe cộng đồng được đánh giá thấp ở mức độ toàn cầu, gần như ngang bằng với các biến chủng đáng quan tâm khác, WHO cho hay.
“Dù EG.5 khiến tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, lợi thế tăng trưởng và các đặc tính trốn tránh miễn dịch của nó cũng tăng, đến nay vẫn chưa có báo cáo cho thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh thay đổi”, đại diện WHO nói, hôm 9/8.
Cơ quan này khuyến nghị các quốc gia cần theo dõi sát sao về sự lây lan của virus trong cả nước, có hành động nhằm hiểu rõ về mức độ nghiêm trọng và khả năng trốn tránh miễn dịch của EG.5.
Tiến sĩ Meera Chand, phó giám đốc của Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA), cho biết sự xuất hiện của các biến chủng mới không phải là điều bất ngờ. Đồng quan điểm, Christina Pagel, giáo sư nghiên cứu hoạt động tại Đại học College London, nói các biến chủng xuất hiện ngày càng nhiều, có thể trốn tránh hệ miễn dịch, áp đảo các phiên bản virus trước đây. Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng cho thấy chúng sẽ gây ra triệu chứng nghiêm trọng hơn.
“Nó có thể khiến làn sóng ca nhiễm tăng và nhiều vấn đề kéo theo, chẳng hạn nhiều người nhập viện và gặp tình trạng Covid-19 kéo dài. Nhưng hiện tại, không có lý do gì để lo ngại, rằng tình hình dịch bệnh sẽ trầm trọng hơn trong năm nay”, bà Pagel nói.
Giáo sư Pagel lưu ý khả năng miễn dịch của cộng đồng đã suy giảm. Điều này có nghĩa làn sóng EG.5 mất nhiều thời gian hơn để đạt đỉnh điểm, do đó nó sẽ có quy mô lớn và kéo dài hơn.
Chủng Omicron xuất hiện trên thế giới đã 19 tháng, hiện lưu hành ở hầu hết các nước và chiếm ưu thế. Chủng này liên tục biến đổi. Đến nay, các nhà khoa học ghi nhận hơn 500 biến chủng phụ của Omicron, đều có đặc tính lây lan nhanh nhưng chưa có bằng chứng rõ ràng về tăng ca nặng.
Theo: vnexpress.net
Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!
Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!
Tin khác đã đăng
- 5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay 23/11/2024
- Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao? 22/11/2024
- Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm? 21/11/2024
- 4 dấu hiệu ung thư quan trọng nam giới không nên bỏ qua 19/11/2024
- Tái sử dụng kết quả xét nghiệm, tại sao không? 18/11/2024
There are no comments yet