Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải
Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín với nhiều loại thiết bị, máy móc… gọi chung là "nhân viên văn phòng" thường phải đối mặt với một số vấn đề sức khỏe đặc thù. Có đến hơn 80% nhân viên văn phòng bị các bệnh về xương khớp.
Công việc làm văn phòng kéo dài cả ngày, người làm văn phòng chỉ quanh quẩn trong căn phòng với bụi giấy, thiếu oxy, thiếu ánh nắng mặt trời… Họ không những chỉ mệt mỏi, stress mà mắc một số bệnh nghề nghiệp dưới đây.
Nhân viên văn phòng thường phải đối mặt với một số vấn đề sức khỏe đặc thù. Ảnh minh họa
https://media.yomedia.vn/2023/08/maxkleen-hr-q2/floor/image-inread-v1/video/index.html?pid=c0ae4c95a1f640f69a022961698dc23c&bid=50bb7925f7f5495fbd9782bf0179504f&aid=dfaa5206930e439e861085f10083d96e&fid=32335ec823e8490ea2121bddfef09438&clk=https%3A%2F%2Fshopee.vn%2Funiversal-link%2Fmaxkleen_officialstore%3Fdeep_and_web%3D1%26utm_campaign%3Ds134350529_ss_vn_adnw_mk-99%26utm_source%3Dadnetwork%26utm_medium%3Dseller%26utm_content%3Dmk-99-programmatics%26smtt%3D9
Nhân viên văn phòng thường phải đối mặt với một số vấn đề sức khỏe đặc thù. Ảnh minh họa
Các bệnh hay gặp của người làm văn phòng
- Dị ứng và các bệnh lây truyền
Trong các văn phòng có rất nhiều bụi từ vụn giấy, máy móc, thảm, nệm… Lượng bụi trú ngụ và phát tán bất cứ khi nào là nguyên nhân gây kích ứng da và chứng dị ứng. Nhiều người cùng hít thở trong một không gian hẹp nên các bệnh có đặc tính lây truyền sẽ phát tán rất nhanh như cúm, đau mắt đỏ…
Bàn phím cũnglà ổ chứa vi khuẩn, là nơi mà bàn tay tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên nhất. Bàn phím chứa số lượng vi trùng cao gấp 150 lần giới hạn cho phép. Nguy cơ lây nhiễm cao cho những ai quên rửa tay sau khi gõ bàn phím máy tính, và vừa gõ máy tính vừa ăn vặt. Đặc biệt là những ai không có thói quen lau chùi bàn phím và chuột máy tính.
- Mắc các bệnh về xương khớp
Những người làm văn phòng thường không được hấp thu ánh nắng mặt trời, hấp thu vitamin D, ít vận động hoặc vận động quá mức đều khiến khớp bị thoái hóa. Bệnh xương khớp của dân văn phòng chủ yếu là đau vai gáy, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, đau thắt lưng, hội chứng ống cổ tay…
Làm việc tại bàn giấy nhiều giờ liền, khi sử dụng chuột máy tính, cổ tay tì vào cạnh bàn, chèn ép các dây thần kinh ở cổ tay là nguy cơ gây ra hội chứng ống cổ tay. Đau cổ vai gáy, đau lưng cũng là một trong những bệnh nghề nghiệp rất thường gặp ở nhân viên văn phòng.
Nếu ngồi lâu mà không đứng dậy đi lại, vận động có nguy cơ thoái hóa cột sống khi có tuổi. Ngoài ra, cùng với việc hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời lâu dần sẽ đẩy nhanh quá trình loãng xương kèm theo một số bệnh như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống và thoái hóa đốt sống cổ.
- Bệnh về mắt
Do mắt thường xuyên “dán” vào màn hình vi tính cộng với việc dùng ánh sáng đèn sẽ làm cho bạn mau mỏi mắt, nhức mắt, ngứa mắt, đỏ mắt, rối loạn về thị lực và thậm chí có thể làm cho bạn đau đầu, chóng mặt.
Hiện tượng căng thẳng và mỏi mắt (mỏi cơ mắt) không phải chỉ do thị lực kém mà nguyên nhân có thể là do mắt bị khô.
Khi sử dụng máy vi tính, người ta chớp mắt 10 lần mỗi phút, ít so với khi nói chuyện bình thường. Màn hình máy tính gây bức xạ tới mắt và cơ thể. Sợi thủy tinh nhân tạo trong nhiều vật liệu văn phòng có thể gây ngứa da, đỏ mắt và viêm kết mạc.
Căng thẳng thần kinh, bị stress do áp lực công việc… cùng với tiếng động của máy móc văn phòng, chuông cửa, điện thoại, thiết bị báo động, tiếng gõ bàn phím, máy in, các mệnh lệnh thường xuyên và các yêu cầu nghiêm ngặt của công việc… làm tăng thêm sự căng thẳng, gây gánh nặng tâm lý, lâu ngày dẫn tới stress…
Nếu bạn không kiểm soát được, stress thành mạn tính, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống hằng ngày như: mệt mỏi, mất ngủ, tăng huyết áp, béo phì, bệnh tim mạch, đái tháo đường, đột quỵ…
Do ít vận động làm cholesterol lắng đọng ngày càng nhiều trong mạch máu, gây xơ cứng thành mạch. Đây chính là thủ phạm của tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
- Suy giãn tĩnh mạch
Đây là chứng bệnh khá phổ biến đối với nhân viên văn phòng: những người làm công việc phải đứng nhiều, ngồi lâu, ít di chuyển, tăng cân, béo phì, béo bụng… Do đó máu trong tĩnh mạch bị ứ lại và làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch, bơm tĩnh mạch hoạt động không tốt, làm cho tĩnh mạch bị tổn thương dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.
Đối với phụ nữ, việc mặc quần áo bó sát nhất là ở vùng eo và vùng đùi làm cản trở máu về tim làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch. Đi giày, dép cao gót làm trọng lượng cơ thể đổ dồn lên hai chân làm tăng áp lực lên thành mạch, điều đó làm cản trở máu lưu thông về máu, làm ứ trong lòng mạch và gây suy giãn tĩnh mạch.
Người làm văn phòng phải ngồi nhiều, đứng nhiều mỗi ngày, ít có thời gian vận động. Bên cạnh đó, tư thế ngồi làm việc vắt chéo chân cũng cản trở sự lưu thông của máu, máu lưu thông không đều, tích tụ máu khiến bạn đứng trước nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch.
- Bệnh trĩ
Do tính chất công việc của những người văn phòng là ngồi “yên vị” trong thời gian dài, tư thế ngồi làm tăng áp suất nơi tĩnh mạch trực tràng khiến chúng buộc phải giãn ra và hình thành trĩ. Do đó bạn không nên ngồi quá lâu và chịu đựng áp lực công việc mà không biết cách giải tỏa.
Lời khuyên của bác sĩ
Những người làm việc văn phòng có thể áp dụng các bước đơn giản, dễ làm dưới đây để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh:
- Nên mở cửa phòng làm việc 2-3 tiếng/ngày, cho không khí lưu thông, giảm thiểu mầm bệnh.
- Nên hút bụi, vệ sinh thảm trải nhà, lau chùi máy móc thường xuyên.
- Điểu chỉnh tư thế ngồi cho đúng. Ngồi thẳng lưng và cân đối hai vai, mắt song song với màn hình máy tính.
- Uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể.
- Tham gia các môn thể dục thể thao tập luyện nhẹ nhàng để rèn luyện cơ thể.
- Điều chỉnh lại độ cao của màn hình máy tính cho phù hợp với mình. Đồng thời đảm bảo cổ tay của bạn không đặt trên bàn phím hay con chuột.
- Đứng lên và đi lại 30 phút một lần.
- Bạn cũng cần chuyển động mắt thường xuyên để giảm chứng đau đầu hay cáu gắt.
Theo: suckhoedoisong.vn
Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!
Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!
Tin khác đã đăng
- Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao? 22/11/2024
- Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm? 21/11/2024
- 4 dấu hiệu ung thư quan trọng nam giới không nên bỏ qua 19/11/2024
- Tái sử dụng kết quả xét nghiệm, tại sao không? 18/11/2024
- Đi khám bệnh ‘tay không’, thấy khỏe cả người 16/11/2024
There are no comments yet