Bị huyết áp cao tuổi 30, kiểm soát thế nào cho đúng?
Huyết áp cao là vấn đề sức khỏe rất phổ biến, làm tăng nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Dù hầu hết người mắc huyết áp cao là trung niên và cao tuổi nhưng một số trường hợp vẫn có thể mắc bệnh này dù chỉ mới hơn 30 tuổi.
Điều quan trọng là phải kiểm soát huyết áp để tránh các nguy cơ lâu dài như đau tim và đột quỵ. Với những người mắc bệnh khi đang trong độ tuổi 30 thì để kiểm soát huyết áp, việc thay đổi lối sống đóng vai trò cực kỳ quan trọng, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Với bệnh nhân huyết áp cao nói chung thì việc theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên là rất quan trọng. Dù huyết áp sẽ tăng giảm tùy thuộc từng thời điểm trong ngày nhưng nếu liên tục ở mức cao thì đó là dấu hiệu cảnh báo.
Huyết áp cao không được kiểm soát có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng với sức khỏe như bệnh tim, võng mạc, bệnh thận mạn tính, thậm chí tử vong. Với người trong độ tuổi 30 bị huyết áp cao, họ cần theo dõi huyết áp thường xuyên để đảm bảo không tăng lên quá mức.
Tùy theo khuyến cáo của bác sĩ mà người bệnh huyết áp có cần dùng thuốc hay không. Tuy nhiên, họ có thể kiểm soát hiệu quả huyết áp một cách tự nhiên bằng các biện pháp sau.
Giảm cân
Ở độ tuổi 30, phần lớn những người đang tăng cân đều ý thức được cân nặng sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe. Với người đang thừa cân, béo phì thì cần phải sớm giảm cân. Trọng lượng cơ thể ở mức không lành mạnh này sẽ làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao từ 2 đến 6 lần.
Ngoài ăn kiêng, họ cần thiết lập kế hoạch tập luyện thể chất thường xuyên. Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy huyết áp có thể bắt đầu cải thiện khi chúng ta giảm từ 2% trọng lượng cơ thể trở lên.
Xây dựng chế độ ăn DASH
Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng ngăn ngừa tăng huyết áp (DASH) là cực kỳ phù hợp với những người bị huyết áp cao. Chế độ ăn này dễ thực hiện, linh hoạt với hầu hết là các món có lợi cho sức khỏe tim mạch. Các món trong DASH gồm rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, cá, gia cầm, quả hạch và các loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe như dầu ô liu, dầu bơ, dầu hạt cải và dầu đậu nành.
Giảm muối
Một trong những nguyên nhân chính khiến khó giảm huyết áp là ăn nhiều muối. Ăn quá nhiều muối sẽ làm cơ thể giữ nước, tăng lượng chất lỏng đi vào máu, từ đó tăng huyết áp.
Việc loại bỏ hoàn toàn muối khỏi chế độ ăn là không thực tế. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên tránh ăn các món có nhiều muối như thực phẩm chế biến, thịt nguội, mì ăn liền, khoai tây chiên, rong biển hay các loại bim bim, theo Healthline.
Theo: thanhnien.vn
Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.
Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!
Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!
Tin khác đã đăng
- 5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay 23/11/2024
- Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao? 22/11/2024
- Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm? 21/11/2024
- 4 dấu hiệu ung thư quan trọng nam giới không nên bỏ qua 19/11/2024
- Tái sử dụng kết quả xét nghiệm, tại sao không? 18/11/2024
There are no comments yet