5 bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ
Ung thư vú là bệnh phổ biến nhất ở nữ giới, ngoài ra còn có ung thư phổi, đại trực tràng, tử cung, tuyến giáp cũng thường gặp.
Phụ nữ có thể mắc nhiều bệnh ung thư do các yếu tố nguy cơ khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là 5 loại dễ gặp nhất.
Ung thư vú
Ung thư vú phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới khoảng 100 lần, với tỷ lệ là 1/8. Một số yếu tố làm tăng khả năng ung thư này bao gồm:
Tiền sử gia đình: Những người có mẹ hoặc chị gái ung thư vú có nguy cơ gấp đôi và tăng lên gấp ba nếu cả hai người đã mắc bệnh.
Gene: Khoảng 5-10% ca bệnh ung thư vú là do đột biến gene có tính di truyền. Trong đó, BRCA1 và BRCA2 là đột biến phổ biến nhất liên quan đến bệnh này.
Mô vú dày đặc: Người có mô sợi và tuyến vú nhiều hơn có nguy cơ ung thư vú gấp đôi người bình thường. Điều này thường do tuổi tác, mãn kinh, một số loại thuốc, mang thai và di truyền… Nó cũng khiến quá trình kiểm soát khối u sớm trên ảnh chụp X-quang tuyến vú khó khăn hơn.
Từng xạ trị ở ngực: Người từng điều trị bệnh ung thư khác gần vùng ngực có nguy cơ ung thư vú cao hơn.
Các yếu tố khác như liệu pháp hormone sau mãn kinh, không cho con bú, uống rượu, lười tập thể dục, ăn thịt đỏ có thể làm tăng nhẹ khả năng mắc bệnh.
Ung thư phổi
Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ, với tỷ lệ là 1/17. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh hoặc tử vong vì ung thư phổi cao gấp 15-30 lần so với người không hút. Các yếu tố khác bao gồm tiếp xúc với khói thuốc thụ động, khí radon, amiăng, asen, khí thải diesel, ô nhiễm không khí…
Bên cạnh tuân thủ kế hoạch tập thể dục, ăn uống lành mạnh, thói quen bỏ hút thuốc, hạn chế uống rượu cũng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư phổi. Người đang hoặc từng hút thuốc nên tầm soát ung thư định kỳ.
Ung thư đại trực tràng
Tỷ lệ phụ nữ bị ung thư đại trực tràng là 1/ 24. Theo Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Mỹ, độ tuổi mắc bệnh ở nữ giới trung bình là 72. Ngoài tuổi tác, một số yếu tố rủi ro khác gồm có người thân từng ung thư đại trực tràng; viêm ruột, viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn; ăn nhiều thịt đỏ hoặc thịt chế biến; thừa cân hoặc béo phì; bệnh tiểu đường type 2…
Phát hiện sớm ung thư đại trực tràng có thể điều trị và tỷ lệ sống sót cao. Các tế bào bất thường phát triển trong đại tràng kéo dài 10-15 năm. Thực hiện xét nghiệm sàng lọc thường xuyên có ý nghĩa quan trọng.
Hạn chế thịt đỏ, chế biến sẵn, tăng lượng chất xơ có thể làm giảm nguy cơ. Chất xơ thúc đẩy phân di chuyển qua ruột già, góp phần loại bỏ các yếu tố gây hại từ thực phẩm.
Ung thư tử cung
Ung thư tử cung ở phụ nữ chiếm khoảng 1/36. Đây là loại ung thư xảy ra ở niêm mạc, nội mạc tử cung và là ung thư phổ biến nhất ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản nữ.
Thay đổi nội tiết tố, nhất là liên quan đến hormone estrogen, góp phần dẫn đến ung thư ở cổ tử cung. Các yếu tố khác bao gồm ăn nhiều chất béo hoặc calo, tuổi tác, tiểu đường, tiền sử gia đình, từng bị ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng…
Ung thư tuyến giáp
Tỷ lệ ung thư tuyến giáp ở phụ nữ là 1/57. Một số yếu tố góp phần tăng khả năng mắc bệnh bao gồm tuổi tác (phổ biến ở trung niên), đột biến gene như gene RET, tiền sử gia đình, ăn ít iốt, tiếp xúc với bức xạ… Phái nữ nên siêu âm tuyến giáp thường xuyên để chẩn đoán và điều trị sớm.
Theo: vnexpress.net
Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.
Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!
Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!
Tin khác đã đăng
- Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao? 22/11/2024
- Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm? 21/11/2024
- 4 dấu hiệu ung thư quan trọng nam giới không nên bỏ qua 19/11/2024
- Tái sử dụng kết quả xét nghiệm, tại sao không? 18/11/2024
- Đi khám bệnh ‘tay không’, thấy khỏe cả người 16/11/2024
There are no comments yet