Nguy cơ bệnh gout sau Tết
Uống rượu bia, ăn nhiều kẹo mứt, thực phẩm chiên rán có thể làm khởi phát hoặc trầm trọng thêm bệnh gout sau Tết.
ThS.BS.CKI Đinh Phạm Thị Thúy Vân, khoa Nội cơ xương khớp, cho hay sau Tết là thời điểm gout gia tăng, bên cạnh những trường hợp tái phát, có nhiều người bệnh mắc mới. Nguyên nhân chủ yếu là thói quen ăn uống thay đổi theo hướng tiêu cực, làm gia tăng đột ngột nồng độ axit uric trong máu.
Vào dịp Tết, nhiều người có xu hướng ăn uống thoải mái hơn, tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, chiên rán, uống nhiều rượu bia… Đây đều là những yếu tố nguy cơ làm khởi phát bệnh gout. Người bệnh uống thuốc không đúng cữ cũng làm các triệu chứng trầm trọng hơn.
Như ông An, 45 tuổi, gần như ngày nào cũng uống bia rượu với người thân, bạn bè. Khoảng hai ngày trước, ngón chân cái bên phải và cổ chân trái đột nhiên sưng đau nặng, khó đi lại. Ông đi khám, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM chẩn đoán mắc bệnh gout.
Trường hợp khác là bà Cúc, 52 tuổi, đến bệnh viện khám hôm 14/2 do sưng đỏ và đau ở cổ tay. Người bệnh cho biết bản thân có tiền sử gout, ngày Tết ăn uống thất thường, không uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Bác sĩ Vân cho biết chế độ dinh dưỡng là một phần quan trọng trong việc kiểm soát bệnh gout. Người bệnh cần chú ý ăn uống, nhất là vào những dịp lễ, Tết. Những bữa ăn thịnh soạn, chứa quá nhiều chất đạm, uống rượu bia liên tục làm gia tăng đột ngột nồng độ axit uric trong máu. Từ đó làm khởi phát các đợt gout cấp, kể cả khi người bệnh vẫn đang dùng thuốc điều trị.
Dù ngày thường hay ngày Tết, người bệnh cần hạn chế các loại thịt đỏ giàu chất đạm, hải sản, nấm, đậu, rau mầm… Tránh tuyệt đối ăn nội tạng động vật, tiết canh, hột gà lộn, hột vịt lộn. Hạn chế tối đa rượu bia và các loại đồ uống ngọt như siro, nước ngọt có ga.
Theo bác sĩ Vân, khi bệnh gout khởi phát đột ngột, để tạm thời làm dịu cơn đau, người bệnh có thể thực hiện những điều dưới đây.
Uống đủ nước: Nguyên nhân gây ra bệnh gout là do lượng axit uric thừa không được đào thải ra khỏi cơ thể. Người bệnh cần uống nhiều nước mỗi ngày. Khi cơn gout cấp tấn công, uống nước giúp người bệnh dễ chịu hơn, nên ưu tiên nước lọc hoặc nước ép từ các loại trái cây như cam, quýt, chanh, bưởi, thơm… Để dự phòng khởi phát gout, mỗi ngày, người bệnh nên uống khoảng 2,5 lít nước.
Chườm đá lạnh giúp giảm tổn thương các mô, làm co mạch và giảm lưu thông máu, từ đó làm dịu cơn đau. Người bệnh đặt vài viên đá nhỏ vào chiếc khăn mềm rồi chườm tại khu vực đau trong khoảng 20-30 phút.
Bảo vệ khớp sưng bằng cách giữ cho khớp đó thoáng mát, khi nằm trên giường cần nâng cao khớp bị đau bằng cách kê một chiếc gối. Từ đó tăng cường lưu thông máu, mang lại sự thoải mái cho người bệnh.
Uống thuốc theo toa có sẵn, có thể dùng thêm các loại giảm đau thông thường. Nếu các biện pháp chăm sóc tại nhà không giúp làm dịu cơn đau, người bệnh nên sớm đến gặp bác sĩ.
Theo: vnexpress.net
Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.
Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!
Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!
Tin khác đã đăng
- 5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay 23/11/2024
- Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao? 22/11/2024
- Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm? 21/11/2024
- 4 dấu hiệu ung thư quan trọng nam giới không nên bỏ qua 19/11/2024
- Tái sử dụng kết quả xét nghiệm, tại sao không? 18/11/2024
There are no comments yet