Ung thư vú di căn sống được bao lâu?
Tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm của phụ nữ mắc ung thư vú là khoảng 31%, theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ.
Tỷ lệ này được tính dựa trên hơn 297.000 trường hợp ung thư vú năm 2023. Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, tỷ lệ sống sót tương đối mô tả tỷ lệ phần trăm số người sống được sau chẩn đoán mắc ung thư trong một khoảng thời gian cụ thể. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm như trên được dùng phổ biến làm thước đo tiêu chuẩn.
Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 4 (di căn) phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, lựa chọn điều trị, loại ung thư vú và các cơ quan nơi khối u lan đến.
Độ tuổi
Theo nghiên cứu năm 2020 của Đại học Y Chiết Giang, Trung Quốc, với hơn 172.000 người ung thư vú năm 2010-2015, phụ nữ mắc bệnh dưới 40 tuổi hoặc trên 79 tuổi tỷ lệ tử vong cao hơn các nhóm tuổi khác.
Phụ nữ trẻ có xu hướng mắc các loại ung thư vú ác tính. Phụ nữ trên 79 tuổi thường có sức khỏe kém hơn và ung thư đã lan rộng đến nhiều cơ quan.
Vị trí di căn
Các vị trí di căn phổ biến của ung thư vú là xương, gan, phổi và não. Nghiên cứu năm 2019 của Đại học Giao thông Tây An, Trung Quốc, với hơn 18.300 bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 4 (năm 2010-2015), vị trí khối u vú lây lan có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót sau 5 năm.
Cụ thể, tỷ lệ này đối với di căn xương là 39,8%, di căn phổi là 10,94%, di căn gan là 7,34%. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư vú di căn não là thấp nhất, chỉ 1,51%.
Phân nhóm ung thư
Với người bệnh ung thư vú giai đoạn 4, sự hiện diện hay thiếu hụt của các thụ thể hormone HR, HER2 có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót sau 5 năm.
Dựa trên hơn 297.000 trường hợp ung thư vú năm 2023, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ chia tỷ lệ sống sót sau 5 năm của ung thư vú di căn theo phân nhóm ung thư như HER2 dương tính/HR dương tính là 45,6%, HER2 dương tính/HR âm tính là 39,5%, HER2 âm tính/HR dương tính khoảng 34%, HER2 âm tính/HR âm tính là 12,8%.
Kích thước khối u
Nghiên cứu năm 2019 của Đại học Cambridge, Anh, trên hơn 8.000 bệnh nhân ung thư vú từ năm 1993-2016, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của người bệnh ung thư vú di căn giảm khi kích thước khối u tăng lên. Khi kích thước khối u nguyên phát từ 4,8 cm trở xuống, tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm là 50%, tỷ lệ này là 25% nếu khối u nguyên phát kích thước trên 4,8 cm.
Điều trị
Các phương pháp điều trị ung thư vú di căn có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót.
Nghiên cứu trên của Đại học Cambridge cho thấy tỷ lệ sống sót sau 5 năm của người bệnh ung thư vú giai đoạn 4 điều trị chính bằng hóa trị hoặc liệu pháp hormone là 30%. Tỷ lệ này đối với bệnh nhân ung thư vú di căn phẫu thuật cắt bỏ ngực triệt để (gồm các mô vú, nhũ hoa, tất cả hạch bạch huyết gần ngực dưới cánh tay và các cơ thành ngực dưới vú) là 10%.
Đôi khi người bệnh ung thư vú có thể sống từ 10 năm trở lên, tỷ lệ sống sót sau 10 năm đối với người mới mắc ung thư vú di căn khoảng 13%. Người sống sót lâu hơn, từ 10 năm có thể do trẻ hơn, có nhiều khả năng có thụ thể estrogen, thụ thể progesterone hoặc khối u dương tính với HER2. Họ cũng là người ít có khả năng mắc các bệnh lý khác (bệnh đồng mắc), ít có khả năng di căn nội tạng như di căn đến bụng, gan.
Theo: vnexpress.net
Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.
Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!
Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!
Tin khác đã đăng
- Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao? 22/11/2024
- Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm? 21/11/2024
- 4 dấu hiệu ung thư quan trọng nam giới không nên bỏ qua 19/11/2024
- Tái sử dụng kết quả xét nghiệm, tại sao không? 18/11/2024
- Đi khám bệnh ‘tay không’, thấy khỏe cả người 16/11/2024
There are no comments yet