7 xét nghiệm máu không cần nhịn ăn
Tuy có một số xét nghiệm không cần nhịn ăn nhưng bạn nên tránh những loại đồ ăn có tính cay nóng, tránh sử dụng các chất kích thích làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm...
Bác sĩ Trần Minh Thảo, phó trưởng khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai, cho biết có 7 xét nghiệm máu không cần nhịn ăn, gồm:
– Xét nghiệm nhóm máu: Đây là xét nghiệm để xác định được bạn thuộc nhóm máu nào. Các nhóm máu thường được quy định do gene di truyền và sẽ không thay đổi. Do đó, không cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm.
– Xét nghiệm công thức máu: Việc ăn uống sẽ không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, do đó không cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu.
Tuy nhiên trong trường hợp mẫu máu cho các loại xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm miễn dịch… hay một số xét nghiệm khác thì bắt buộc phải nhịn ăn từ 8 – 12 giờ để không làm sai lệch kết quả xét nghiệm.
– Xét nghiệm viêm gan A, B, C…
– Xét nghiệm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai…
– Tầm soát ung thư: Xét nghiệm nhằm tìm ra dấu ấn ung thư như hormone hay các protein đặc biệt.
– Xét nghiệm liên quan đến sản khoa như định lượng Beta hCG, các xét nghiệm liên quan đến tầm soát dị tật thai nhi. Xét nghiệm NIPT: Đây là phương pháp tầm soát dị tật thai nhi không xâm lấn và được nhiều mẹ bầu lựa chọn.
Xét nghiệm này, mẹ bầu có thể ăn uống đầy đủ trước khi xét nghiệm để tránh nguy cơ bị tụt huyết áp do đói.
– Xét nghiệm giun sán.
Theo bác sĩ Thảo, tuy không cần nhịn ăn nhưng nên tránh những loại đồ ăn có tính cay nóng hay sử dụng các chất kích thích làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Không nhai kẹo cao su và tập thể dục trước thời điểm lấy mẫu, bởi việc này sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và có thể làm sai lệch kết quả. Mặc dù vậy, có thể uống nước lọc trước khi xét nghiệm máu.
Bác sĩ Thảo cũng chỉ ra một số xét nghiệm nên nhịn ăn trước khi thực hiện: chức năng gan, chức năng thận, đường huyết, mỡ máu, định lượng sắt, xét nghiệm ngưng tập tiểu cầu.
“Thời gian nhịn ăn tối thiểu nên từ 8 – 12 giờ, lý do là vì các chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose, sau đó được cơ thể hấp thụ và chuyển đổi thành năng lượng. Lúc này, hàm lượng các thành phần trong máu sẽ thay đổi và làm sai lệch kết quả xét nghiệm”, bác sĩ Thảo nói thêm.
Theo: tuoitre.vn
Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.
Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!
Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!
Tin khác đã đăng
- Nguy cơ về sức khoẻ khi người cao tuổi mắc nhiều bệnh nền 26/11/2024
- ‘Ung thư tiêu hóa có thể khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm’ 25/11/2024
- 5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay 23/11/2024
- Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao? 22/11/2024
- Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm? 21/11/2024
There are no comments yet