Bác sĩ chia sẻ cách phòng bệnh do vi khuẩn, ký sinh trùng trong mưa lũ
Mưa lũ, ngập nước, sinh vật từ đất, bụi, rác, chất thải, vi khuẩn… hòa vào dòng nước, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường, từ đó dẫn đến nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa.
Các bệnh tiêu hóa thường gặp sau mưa bão, ngập lụt
Bác sĩ chuyên khoa 1 Hoàng Đình Thành, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa – Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM) cho biết, nguồn nước sinh hoạt của người dân do mưa bão có nguy cơ ô nhiễm rất cao. Điều này gây ảnh hưởng xấu tới nguồn nước và thực phẩm khi chế biến thức ăn. Do đó, mưa bão không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn là điều thuận lợi cho các vi sinh vật sinh sôi và phát triển, gây ô nhiễm nguồn nước và ôi thiu, ẩm mốc thực phẩm. Người dân nếu không chọn lọc và chế biến kỹ rất dễ bị ngộ độc.
Một số bệnh do vi khuẩn gây ra sau mưa lụt có thể kể đến như bệnh đường ruột do vi khuẩn Salmonella. Đây là tình trạng nhiễm vi khuẩn Salmonella (vi khuẩn thương hàn) trong dạ dày và ruột, tương tự viêm dạ dày.
Bên cạnh đó, sau mưa bão, điều kiện vệ sinh thường thấp kém, môi trường ô nhiễm, thiếu nước sạch. Phần lớn nhiễm khuẩn gây tiêu chảy sẽ lây truyền qua đường phân – tay – miệng, nước và thức ăn nhiễm bẩn. Ngoài ra, nguồn nước ở những khu vực xảy ra mưa lũ dễ bị nhiễm vi khuẩn tả, vi khuẩn Shigella, Salmonella, lỵ Amip, vi khuẩn E.coli và những vi khuẩn đường ruột khác.
Ngoài ra, các bệnh do ký sinh trùng gây ra như bệnh do Cryptosporidium, Amip, Giardia, sán máng, bệnh giun đường ruột, bệnh giun Dracunculus… Một số bệnh do vi rút gây ra như viêm gan, viêm ruột, viêm não…
Thêm vào đó, nếu sử dụng nguồn nước bị nhiễm chất hóa học trong thời gian dài sau mưa lũ có thể tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương gan, thận.
Cách phòng bệnh tiêu hóa vào mùa bão lũ
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Hoàng Đình Thành, để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa mùa bão lũ, cần lưu ý:
- Lựa chọn những thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh.
- Chỉ ăn thức ăn đã nấu chín và nước đun sôi.
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Vệ sinh cá nhân hằng ngày: Chú ý rửa tay và chân sạch, lau khô những kẽ ngón sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị ô nhiễm.
- Diệt sạch lăng quăng, bọ gậy và muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước; thả cá vào những dụng cụ chứa nước lớn; bỏ các phế thải như chai, lọ… hay những hốc nước tự nhiên nhằm tránh cho muỗi đẻ trứng.
- Giăng mùng khi ngủ, ngay cả ban ngày.
“Giữ vệ sinh bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước; sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Nước rút tới đâu làm vệ sinh đến đấy, đồng thời thu gom, xử lý, chôn xác súc vật nếu có theo hướng dẫn của nhân viên y tế”, bác sĩ Thành khuyến cáo.
Theo: thanhnien.vn
Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.
Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!
Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!
Tin khác đã đăng
- ‘Ung thư tiêu hóa có thể khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm’ 25/11/2024
- 5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay 23/11/2024
- Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao? 22/11/2024
- Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm? 21/11/2024
- 4 dấu hiệu ung thư quan trọng nam giới không nên bỏ qua 19/11/2024
There are no comments yet