Khám bảo hiểm y tế, định danh sổ sức khỏe điện tử VNeID như thế nào?
Các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và ngoài công lập sẽ bắt đầu thực hiện sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VNeID với các trường hợp khám, chữa bệnh.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về thực hiện sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID, sổ sức khỏe điện tử VNeID sử dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân; sử dụng cho tất cả loại hình khám bệnh ngoại trú, điều trị ngoại trú, điều trị nội trú, điều trị ban ngày, kê đơn lĩnh thuốc theo hẹn và khám, chữa bệnh từ xa.
Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VNeID bắt đầu triển khai thí điểm từ 17.9.2024; đồng thời triển khai tích hợp giấy chuyển tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế điện tử và giấy hẹn khám lại điện tử trên ứng dụng VNeID.
Bộ Y tế cho biết, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) sẽ cập nhật các nội dung liên quan đến chuyên môn khám, chữa bệnh trong sổ sức khỏe điện tử VNeID thay thế sổ giấy.
Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) chủ trì việc xây dựng chuẩn và định dạng dữ liệu đầu ra phục vụ việc quản lý, giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh và giải quyết các chế độ liên quan, làm cơ sở để xây dựng dữ liệu sổ sức khỏe điện tử; đồng thời phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các sở y tế hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện liên thông dữ liệu theo chuẩn và định dạng dữ liệu đầu ra khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Vụ Bảo hiểm y tế cũng là đầu mối triển khai tích hợp giấy chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế điện tử và giấy hẹn khám lại điện tử trên ứng dụng VNeID.
“Chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế điện tử và giấy hẹn khám lại điện tử trên ứng dụng VNeID sẽ cắt giảm các phiền hà cho người bệnh, minh bạch về thủ tục, khi người bệnh cần được chuyển tuyến điều trị phù hợp tình trạng bệnh”, lãnh đạo Vụ Bảo hiểm Y tế phân tích.
Định danh khi chưa có thẻ bảo hiểm y tế
Với việc triển khai sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID, cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ đảm bảo hạ tầng và hỗ trợ kỹ thuật liên thông dữ liệu sổ sức khỏe điện tử VNeID từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lên Cổng tiếp nhận dữ liệu Giám định bảo hiểm y tế; chia sẻ dữ liệu sổ sức khỏe điện tử VNeID để hiển thị lên ứng dụng VNeID trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được dữ liệu; hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình thực hiện liên thông dữ liệu sổ sức khỏe điện tử VNeID.
Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) phối hợp cơ quan y tế hướng dẫn, hỗ trợ người dân cài đặt ứng dụng VNeID, kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức 2, tích hợp thẻ bảo hiểm y tế vào VNeID.
Sở Y tế xây dựng kế hoạch triển khai sổ sức khỏe điện tử VNeID của địa phương, cấp mã cơ sở khám, chữa bệnh cho các cơ sở chưa có mã. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc triển khai liên thông dữ liệu sổ sức khỏe điện tử VNeID theo quy định.
Theo Bộ Y tế, toàn quốc hiện có trên 93 triệu người, với 93,35% dân số tham gia bảo hiểm y tế, tiệm cận với mục tiêu 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế vào năm 2025. Các trường hợp chưa có thẻ bảo hiểm y tế, Bộ Y tế hướng dẫn, khi đi khám, chữa bệnh được sử dụng số thẻ căn cước hoặc số định danh cá nhân trên thẻ cứng hoặc trên ứng dụng VNeID làm số định danh người bệnh để liên thông dữ liệu sổ sức khỏe điện tử VneID.
Cách sử dụng sổ sức khỏe điện tử VNeID khi đi khám chữa bệnh
Bước 1: Đăng ký và tạo tài khoản, xác thực, theo đó người dân cần cài đặt ứng dụng VNeID và đã xác thực định danh mức độ 2, tích hợp thông tin thẻ bảo hiểm y tế (nếu có). Đăng nhập ứng dụng VNeID và truy cập vào ứng dụng “sổ sức khỏe điện tử”, đọc điều khoản và nhấn “đồng ý sử dụng ứng dụng sổ sức khỏe điện tử VNeID”. Bổ sung đầy đủ các thông tin cá nhân như tên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại và thông tin y tế cơ bản khác.
Bước 2: Sử dụng sổ sức khỏe điện tử VNeID khi đi khám, chữa bệnh. Người dân khi đi khám, chữa bệnh nếu có sổ sức khỏe điện tử VNeID đề nghị xuất trình sổ sức khỏe VNeID thay cho sổ giấy.
Bước 3: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận thông tin trong sổ sức khỏe điện tử VNeID khi khám, chữa bệnh. Bác sĩ, nhân viên y tế sử dụng thông tin có trong sổ sức khỏe VNeID của người bệnh để khai thác thông tin hành chính, ra quyết định hỗ trợ chẩn đoán, điều trị.
Chú ý: các thông tin trên VNeID có giá trị như trên bản giấy, gồm: thông tin cá nhân; số định danh công dân; thông tin thẻ bảo hiểm y tế; lịch sử khám, chữa bệnh; phiếu hẹn khám lại; giấy chuyển tuyến trên ứng dụng VNeID có giá trị như trên bản giấy.
Bước 4: Ghi nhận và liên thông kết quả khám, chữa bệnh, gồm các thông tin tóm tắt quá trình khám, chữa bệnh được bác sĩ và nhân viên y tế ghi nhận trên hệ thống phần mềm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và liên thông lên Cổng tiếp nhận dữ liệu giám định bảo hiểm y tế sau khi kết thúc để tiếp tục hiển thị trên sổ sức khỏe điện tử VNeID phục vụ các lần khám bệnh, chữa bệnh tiếp theo.
Bước 5: Đăng xuất khỏi tài khoản VNeID trước khi thay đổi thiết bị để bảo vệ thông tin cá nhân và thông tin sức khỏe.
Theo: thanhnien.vn
Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.
Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!
Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!
Tin khác đã đăng
- 5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay 23/11/2024
- Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao? 22/11/2024
- Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm? 21/11/2024
- 4 dấu hiệu ung thư quan trọng nam giới không nên bỏ qua 19/11/2024
- Tái sử dụng kết quả xét nghiệm, tại sao không? 18/11/2024
There are no comments yet