Ai dễ mắc ung thư đại trực tràng?
Nam giới, trên 50 tuổi, người mắc bệnh tiểu đường, viêm ruột, polyp đại tràng có khả năng ung thư đại tràng tràng cao hơn.
Đại tràng và trực tràng còn gọi là ruột già, nằm ở phần cuối ống tiêu hóa. Ung thư đại trực trạng phổ biến, thường tiến triển và di căn muộn hơn các loại ung thư khác. Bệnh được phát hiện từ giai đoạn sớm, khả năng điều trị khỏi cao.
Hiện, chưa xác định nguyên nhân chính xác gây ung thư đại trực tràng, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tuổi và giới tính: Bệnh này phổ biến nhất ở người trên 50 tuổi, ít gặp ở người dưới 40 tuổi, ngoại trừ người có tiền sử gia đình mắc bệnh.
Đàn ông và phụ nữ đều có nguy cơ ung thư đại trực tràng như nhau nhưng phổ biến hơn ở đàn ông. Nam giới có xu hướng hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia hơn phụ nữ. Trong khi, uống trên hai ly rượu mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Polyp: Những khối u trên thành trong đại tràng hoặc trực tràng gọi là polyp. Chúng không phải ung thư nhưng có thể dẫn đến ung thư. Polyp đại tràng phổ biến ở người trên 50 tuổi.
Không phải tất cả người bị polyp đại tràng đều tiến triển thành ung thư. Trường hợp polyp u tuyến, polyp có kích thước lớn nguy cơ cao tiến triển ác tính cao hơn một số polyp khác.
Lịch sử sức khỏe: Người từng mắc ung thư đại trực tràng trước đây, nguy cơ tái phát cao hơn. Xác suất này thường đúng nếu người bệnh ung thư lần đầu trước 60 tuổi.
Ngoài ra, người từng có polyp, mắc các bệnh mạn tính liên quan đến viêm đại tràng, như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, có nhiều khả năng mắc ung thư đại trực tràng hơn.
Lịch sử gia đình: Nếu có cha mẹ, anh chị em bị ung thư đại trực tràng, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn, do các gene bất thường gây ung thư có tính di truyền. Nguy cơ cao hơn nếu người thân được chẩn đoán ung thư trước 45 tuổi.
Thói quen ăn uống: Người ăn nhiều thịt đỏ, chất béo xấu, cholesterol nhưng lại ăn ít chất xơ từ rau củ, hoa quả, dễ mắc ung thư đại trực tràng hơn. Thực phẩm không lành mạnh làm tăng quá trình trao đổi chất, làm mất cân bằng nội tiết tố, thừa cân, béo phì.
Cách sống: Thuốc lá, rượu bia, thói quen thức khuya và lười vận động ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa, trong đó có ung thư đại trực tràng.
Khói thuốc gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột, suy giảm chức năng hàng rào bảo vệ niêm mạch đại tràng, tăng nguy cơ ung thư. Trong khi đó, ethanol có trong bia rượu khi vào cơ thể được chuyển hóa thành acetaldehyde, gây hư hỏng DNA, tổn thương tế bào đường ruột, tăng chất oxy hóa trong tế bào.
Bệnh tiểu đường: Người mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng ung thư đại trực tràng. Tình trạng tăng insulin trong máu có thể kích thích sự phát triển của tế bào khối u, dẫn đến ung thư. Lượng đường trong máu cao ở người bệnh tiểu đường làm tăng phản ứng viêm và căng thẳng oxy hóa, làm hỏng các thành phần tế bào, góp phần chuyển đổi tế bào thành ác tính.
Người có càng nhiều yếu tố nguy cơ, khả năng mắc ung thư đại trực tràng càng cao. Để giảm khả năng mắc bệnh, bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống; tránh rượu bia, thuốc lá; hạn chế đường; tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày; khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần.
Theo: vnexpress.net
Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.
Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!
Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!
Tin khác đã đăng
- Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao? 22/11/2024
- Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm? 21/11/2024
- 4 dấu hiệu ung thư quan trọng nam giới không nên bỏ qua 19/11/2024
- Tái sử dụng kết quả xét nghiệm, tại sao không? 18/11/2024
- Đi khám bệnh ‘tay không’, thấy khỏe cả người 16/11/2024
There are no comments yet