Bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến tim thế nào
Suy giáp và cường giáp có thể gây ra rối loạn nhịp tim, suy tim, khó thở ở cả người không mắc bệnh tim.
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình con bướm ở phía sau cổ họng, thực hiện nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Bệnh tuyến giáp có thể gây ra các vấn đề về tim ở người không mắc bệnh tim. Nó cũng làm trầm trọng thêm các triệu chứng tim và đẩy nhanh các vấn đề về tim ở người bệnh tim.
Suy giáp
Suy giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém, không sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Khi không có đủ hormone này, tim và mạch máu đều không thể hoạt động bình thường. Mức độ hormone tuyến giáp giảm khiến cơ tim bơm máu kém mạnh mẽ và yếu đi theo thời gian.
Cơ tim không thể thư giãn hoàn toàn sau mỗi nhịp tim có thể gây rối loạn chức năng tâm trương hoặc làm cứng buồng bơm của tim, dẫn đến suy tim. Suy giáp cũng khiến mạch máu cứng lại, huyết áp cao.
Dưới đây là các triệu chứng về tim có thể xảy ra ở người bệnh suy giáp:
Sưng (phù nề): Phù nề thường xảy ra do suy tim nặng hơn. Bệnh suy giáp có thể gây ra một loại phù gọi là phù niêm, do tích tụ các protein bất thường và các phân tử khác trong chất lỏng bao quanh tế bào của cơ thể.
Rối loạn nhịp tim: Suy giáp có thể làm trầm trọng thêm nhịp tim sớm và nhịp tim không đều, rung tâm nhĩ.
Suy tim: Người mắc bệnh tim nhẹ nếu bị suy giáp cũng có thể gây suy tim.
Huyết áp tâm trương cao: Các động mạch phát triển cứng khi bị suy giáp, khiến huyết áp tâm trương tăng lên.
Khó thở: Khó thở khi gắng sức và khả năng vận động kém ở bệnh nhân suy giáp thường do cơ xương yếu. Ở người mắc bệnh tim, nguyên nhân có thể là do suy tim nặng hơn.
Nhịp tim chậm: Nhịp tim được điều chỉnh bởi hormone tuyến giáp. Khi không sản xuất đủ hormone tuyến giáp, nhịp tim thường chậm hơn bình thường 10-20 nhịp mỗi phút, nhất là ở bệnh nhân đã mắc bệnh tim.
Bệnh động mạch vành trầm trọng hơn: Sự gia tăng cholesterol xấu (LDL) và protein phản ứng C (một loại protein gây viêm) ở bệnh suy giáp có thể đẩy nhanh triệu chứng bệnh động mạch vành.
Hình minh họa, ảnh: internet
Cường giáp
Bệnh cường giáp khiến cơ thể sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp, làm cho cơ tim phải làm việc nhiều hơn, nhịp tim nhanh. Thừa hormone tuyến giáp làm tăng lực co bóp của cơ tim và tăng lượng oxy mà tim cần. Đối với người mắc bệnh tim, tuyến giáp hoạt động quá mức có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Các triệu chứng về tim có thể xảy ra ở người bệnh cường giáp như sau:
Nhịp tim nhanh: Bệnh cường giáp không được phát hiện là nguyên nhân phổ biến khiến nhịp tim tăng khi nghỉ ngơi hoặc gắng sức nhẹ.
Rối loạn nhịp tim: Với người bệnh tim, cường giáp gây ra nhiều chứng rối loạn nhịp tim như phức hợp tâm thất sớm, nhịp nhanh và rung tâm nhĩ.
Suy tim: Cường giáp có thể gây suy tim nhưng ít gặp. Người bệnh tim từ trước thì nguy cơ suy tim do cường giáp cao hơn.
Huyết áp tâm thu cao: Cường giáp khiến tim co bóp mạnh dẫn đến tăng huyết áp tâm thu hoặc áp lực trong mạch máu tăng khi tim co bóp nhiều.
Khó thở: Khó thở có thể là do yếu cơ xương liên quan đến cường giáp hoặc do suy tim nặng hơn.
Đau thắt ngực trầm trọng hơn: Bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành thường có các triệu chứng nặng hơn khi tăng sản xuất hormone tuyến giáp. Chúng thường gồm gia tăng cơn đau thắt ngực, đau tim.
Theo: vnexpress.net
Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.
Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!
Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!
Tin khác đã đăng
- Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao? 22/11/2024
- Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm? 21/11/2024
- 4 dấu hiệu ung thư quan trọng nam giới không nên bỏ qua 19/11/2024
- Tái sử dụng kết quả xét nghiệm, tại sao không? 18/11/2024
- Đi khám bệnh ‘tay không’, thấy khỏe cả người 16/11/2024
There are no comments yet