Cách góp phần giảm tác hại do hóa xạ trị ung thư
Sau khi trải qua quá trình hóa, xạ trị, việc thải độc cơ thể, cân bằng dinh dưỡng, củng cố hệ miễn dịch, …rất cần thiết để người bệnh sớm phục hồi sức khỏe.
Tập thể dục
Với người bệnh ung thư đang và sau hóa xạ trị, áp dụng những bài tập thể dục được thiết kế tốt sẽ giúp giảm mệt mỏi. Điều này cũng giảm nguy cơ trầm cảm, ngăn ngừa mất cơ bắp, cải thiện giấc ngủ, tăng sức đề kháng, giảm ngừa tác dụng phụ của hóa xạ trị.
Các bài tập thở: giúp khí lưu thông, giảm căng thẳng, lo âu.
Bài tập thăng bằng: giúp cải thiện khả năng vận động, duy trì sự cân bằng, ngăn ngừa chấn thương, té ngã.
Aerobic/Cardio: bài tập giúp làm tăng nhịp tim, ổn định huyết áp, giúp người bệnh cảm thấy bớt mệt mỏi trong, sau khi điều trị.
Bài tập đi bộ: duy trì 3 đến 4 lần mỗi tuần, với tốc độ vừa phải.
Bài tập thể lực: giúp lấy lại cơ bắp sau quá trình hóa xạ trị, đồng thời giúp chống loãng xương, làm suy yếu xương do tác dụng phụ của quá trình điều trị.
Theo khuyến nghị của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), sau hóa xạ trị bạn nên dành 2 ngày tập luyện mỗi tuần với các bài tập tăng sức khỏe toàn thân.
Cân bằng dinh dưỡng
Người bệnh ung thư nên đặc biệt bổ sung các thực phẩm chống viêm, chống ô xy hóa cao. Bởi quá trình hóa xạ trị sử dụng tia phóng xạ có thể gây ra nhiều phản ứng viêm khác nhau như phù nề, viêm thực quản, viêm dạ dày, viêm da.
Theo website về sức khỏe của Trường đại học Havard, có nhiều thực phẩm tự nhiên chứa chất chống ô xy hóa và chống viêm người bệnh có thể bổ sung bao gồm: cà chua, dầu ô liu, rau lá xanh, hạt hạnh nhân, quả óc chó, hoa quả, các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi.
Thải độc
Khi thực hiện hóa xạ trị, cơ thể phải tiếp nhận một lượng lớn tia xạ, hóa chất. Kết hợp điều trị và thải độc là cách để giúp cơ thể nhanh chóng được thanh lọc, loại bỏ dư lượng chất độc hại, phục hồi thể trạng.
Y học cổ truyền ghi nhận nhiều loại thảo dược có tác dụng thải độc cho cơ thể có thể kể đến như cây xạ đen, rau má, tinh bột nghệ, cây cỏ tranh…
Nghỉ ngơi, thư giãn, suy nghĩ tích cực
Kết quả một số nghiên cứu cho thấy, trầm cảm và căng thẳng cũng góp phần tác động đến khả năng phát triển và lan rộng của các khối u. Theo đó, để sớm phục hồi người bệnh nên có chế độ nghỉ ngơi khoa học. Mỗi người hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc, tránh việc căng thẳng, stress, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, lạc quan. Đó cũng là cách để củng cố hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Củng cố hệ miễn dịch
Kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí Nghiên cứu Ung thư Vú (Đại học Leeds và Bệnh viện NHS Trust ở Anh) cho thấy, hóa trị liệu làm suy yếu hệ miễn dịch trong vòng ít nhất 9 tháng. Điều này khiến bệnh nhân không đủ khả năng phòng chống với các bệnh viêm, nhiễm trùng thông thường như viêm phổi, uốn ván dù đã tiêm phòng trước đó.
Bằng nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Fucoidan NPO Nhật Bản đã tìm ra hoạt chất fucoidan có trong tảo nâu Mozuku, tảo nâu Mekabu, là một dưỡng chất góp phần nâng cao sức khỏe người bệnh, hỗ trợ củng cố hệ miễn dịch của cơ thể, phù hợp cho những trường hợp trước, trong và sau hóa xạ trị.
Theo: thanhnien.vn
Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.
Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!
Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!
Tin khác đã đăng
- Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao? 22/11/2024
- Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm? 21/11/2024
- 4 dấu hiệu ung thư quan trọng nam giới không nên bỏ qua 19/11/2024
- Tái sử dụng kết quả xét nghiệm, tại sao không? 18/11/2024
- Đi khám bệnh ‘tay không’, thấy khỏe cả người 16/11/2024
There are no comments yet