Cẩn trọng trước các dấu hiệu của bệnh bạch cầu
Nếu bạn bị sốt, chán ăn, mệt mỏi kéo dài, dễ bầm tím, thường xuyên chảy máu cam bất chợt… cần đi kiểm tra để xác định có phải bị bệnh bạch cầu hay không.
Bệnh bạch cầu là bệnh ung thư của các mô tạo máu của cơ thể, bao gồm tủy xương và hệ bạch huyết. Có nhiều loại bệnh bạch cầu, một số phổ biến hơn ở trẻ em, một số khác lại chủ yếu xảy ra ở người lớn, nhưng tất cả đều liên quan đến các tế bào bạch cầu – Ảnh: NEWS MEDICAL
Nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch cầu là gì?
Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh bạch cầu. Bệnh được cho là có thể phát triển từ sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường.
Trong cơ thể, các tế bào bạch cầu là “những chiến binh” chống nhiễm trùng hiệu quả. Chúng thường phát triển và phân chia một cách có trật tự khi cơ thể cần chúng.
Nhưng ở những người mắc bệnh bạch cầu, tủy xương tạo ra quá nhiều tế bào bạch cầu bất thường. Một số tế bào máu có những thay đổi (đột biến) trong vật liệu di truyền hoặc DNA của chúng. Những tế bào bất thường này lấn át những tế bào hồng cầu, tiểu cầu khỏe mạnh nên tình trạng trật tự này cũng bị phá vỡ.
Một trong những yếu tố giúp việc điều trị bệnh bạch cầu đạt hiệu quả cao là phát hiện sớm, có những chiến lược và nguồn lực điều trị cụ thể.
Các triệu chứng bệnh bạch cầu
Các triệu chứng bệnh bạch cầu khác nhau, tùy thuộc vào loại bệnh bạch cầu. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh bạch cầu phổ biến bao gồm:
Sốt hoặc ớn lạnh
Mệt mỏi dai dẳng, suy nhược
Nhiễm trùng thường xuyên
Giảm cân mà không rõ nguyên nhân
Sưng hạch bạch huyết, gan to hoặc lá lách to
Dễ chảy máu hoặc bầm tím, xuất hiện nhiều đốm nhỏ trên da
Chảy máu cam bất thường
Đổ mồ hôi quá nhiều, đặc biệt là vào ban đêm
Đau xương hoặc đau nhức cơ bắp
Các triệu chứng bệnh bạch cầu thường mơ hồ và không cụ thể. Vì chúng rất giống với các triệu chứng của bệnh cúm và các bệnh thông thường khác nên thường bị bỏ qua.
Đôi khi bệnh nhân bị bạch cầu được phát hiện một cách tình cờ trong quá trình xét nghiệm máu cho một số bệnh khác.
Do đó, nếu thấy các dấu hiệu trên xuất hiện trong thời gian dài, đặc biệt là cùng thời điểm thì rất nên đi kiểm tra y tế.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu
Điều trị ung thư trước đó: Những người đã trải qua một số loại hóa trị và xạ trị cho các bệnh ung thư khác có nguy cơ phát triển một số loại bệnh bạch cầu.
Rối loạn di truyền: Bất thường di truyền dường như đóng một vai trò trong sự phát triển của bệnh bạch cầu. Một số rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng Down, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.
Tiếp xúc với một số hóa chất: Chẳng hạn như benzen, được tìm thấy trong xăng trong ngành công nghiệp hóa chất.
Hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu tủy cấp tính.
Tiền sử gia đình mắc bệnh bạch cầu: Nếu các thành viên trong gia đình đã được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu, nguy cơ mắc bệnh của bạn có thể tăng lên.
MINH HẢI (Nguồn: Tuoitre.vn)
Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại…
Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!
Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!
Tin khác đã đăng
- 5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay 23/11/2024
- Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao? 22/11/2024
- Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm? 21/11/2024
- 4 dấu hiệu ung thư quan trọng nam giới không nên bỏ qua 19/11/2024
- Tái sử dụng kết quả xét nghiệm, tại sao không? 18/11/2024
There are no comments yet