Đau cổ tay lan ra ngón cái là bệnh gì?
Nhiều người than phiền gần đây xuất hiện tình trạng đau cổ tay cảm giác lan ra ngón tay cái, lan lên cẳng tay. Đau tăng khi vận động ngón cái đau liên tục nhất là đêm. Điều này xảy ra với khá nhiều nữ giới trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi. Đây chính là biểu hiện của tình trạng viêm gân cổ tay.
Viêm gân cổ tay là một nhóm các bệnh lý viêm các bao gân, điểm bám gân vùng cổ tay (bao gân dạng dài và duỗi ngắn ngón cái, điểm bám gân mỏm trâm quay, mỏm trâm trụ, gân gấp cổ tay, gân duỗi cổ tay…) do chấn thương hoặc sự thoái hóa gân cơ ở người lớn tuổi. Tình trạng này sẽ làm suy giảm chức năng gân và hạn chế hoạt động tay ở người bệnh. Vì thế, bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.
Viêm gân cổ tay không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh cần phải lưu ý thực hiện điều trị bệnh ngay khi phát hiện những triệu chứng của bệnh. Việc này giúp giảm thiểu tình trạng bệnh tiến triển nặng, ảnh hưởng đến gân cổ tay, gây khó khăn cho người bệnh trong các hoạt động thường ngày.
Viêm gân cổ tay do đâu?
Nguyên nhân dẫn đến viêm gân cổ tay ở người trẻ thường là những vi chấn thương (các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần như cầm, nắm, xoay, vặn của cổ tay…) hoặc các chấn thương có sự tác động đột ngột vào vị trí cổ bàn tay. Bệnh cũng có thể là hậu quả của tình trạng căng cơ, cứng khớp kéo dài không điều trị hoặc tái phát nhiều lần. Tình trạng này sẽ làm gân cổ tay dần dần mất đi khả năng hoạt động và gây viêm sưng cho gân hoặc bao gân.
Bên cạnh đó, sử dụng lực tay quá mức cũng được xem là nguyên nhân hàng đầu gây viêm gân cổ tay. Điều này thường xảy ra ở các vận động viên thể thao các bộ môn yêu cầu lực tay nhiều và người lao động nặng như khuân vác, nhân viên văn phòng, phẫu thuật, cắt tóc, nội trợ. Bao gân là một lớp mô có chất nhầy giúp các hoạt động của cổ và bàn tay trở nên dễ dàng. Việc sử dụng lực cổ tay quá mức sẽ làm kích thích bao gân, gây viêm sưng ở bao gân và gân.
Viêm gân cổ tay ảnh hưởng đến gân cổ tay, gây khó khăn cho người bệnh trong các hoạt động thường ngày.
Triệu chứng viêm gân cổ tay thường gặp
Viêm gân cổ tay gồm những triệu chứng khá rõ ràng để nhận biết, tuy nhiên cũng dễ bị bỏ qua trong thời gian đầu phát bệnh. Những triệu chứng của bệnh thường gặp gồm:
Nhiều người cảm thấy khó cử động bàn tay và cổ tay, đặc biệt là những động tác xoay cổ tay như mở bình nước, xoay nắm cửa hoặc nâng vác.
Người bệnh cảm giác căng cơ, cứng khớp khi hoạt động tay.
Xuất hiện sưng gân cổ tay.
Có biểu hiện đau cổ tay, cơn đau dọc từ cổ tay đến ngón cái hoặc ngón út.
Ở một số trường hợp, người bệnh cũng có thể bị sốt.
Điều trị viêm gân cổ tay
Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ chỉ định trong đó các phương pháp điều trị bao gồm:
- Điều trị không dùng thuốc.
Giảm hoặc ngừng vận động cổ tay và ngón tay cái (thường 4 − 6 tuần).
Trường hợp sưng đau nhiều nên dùng băng nẹp cổ tay và ngón cái liên tục trong 3 − 6 tuần ở tư thế cổ tay để nguyên, ngón cái dạng 45 độ so với trục xương quay và gấp 10 độ.
Chườm lạnh.
Nguyên nhân dẫn đến viêm gân cổ tay ở người trẻ thường là những vi chấn thương.
- Đối với trường hợp phải dùng thuốc các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc.
Thuốc chống viêm không steroid bôi tại chỗ.
Thuốc chống viêm không steroid đường uống.
Tiêm corticoid trong bao gân De Quervain.
- Điều trị ngoại khoa chỉ áp dụng khi tất cả các biện pháp trên không hiệu quả.
Can thiệp phẫu thuật tạo ra nhiều không gian hơn cho gân hoạt động để gân không cọ sát vào đường hầm nữa. Sau mổ, có thể tham gia phục hồi chức năng. Sau khi cắt chỉ, tập các bài tập chủ động để tăng dần biên độ và sức mạnh của các cơ.
Người bệnh cần tránh các hoạt động bàn tay, cổ tay lặp đi lặp lại trong thời gian dài; cần xen kẽ thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Cũng cần tập luyện cho gân dẻo dai qua những bài tập cho gân khớp vùng cổ tay.
Người bệnh không nên xoa bóp thuốc rượu, dầu nóng vì dễ làm tình trạng viêm nặng thêm. Không nên nắn bẻ khớp vì sẽ làm tổn thương thêm gân khớp. Ngoài ra, nên có chế độ ăn đầy đủ sinh tố, đặc biệt ở phụ nữ khi mang thai hay sau khi sinh. Ở người lớn tuổi, nên bổ sung thêm calci, dùng sữa và các sản phẩm của sữa (sữa chua, phomai ).
Đối với những trường hợp gân cổ tay bị sưng tấy nặng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, người bệnh cần sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa cơ – xương – khớp để được thăm khám xác định chẩn đoán bệnh, nguyên nhân bệnh và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất.
Theo: suckhoedoisong.vn
Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.
Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!
Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!
Tin khác đã đăng
- 5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay 23/11/2024
- Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao? 22/11/2024
- Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm? 21/11/2024
- 4 dấu hiệu ung thư quan trọng nam giới không nên bỏ qua 19/11/2024
- Tái sử dụng kết quả xét nghiệm, tại sao không? 18/11/2024
There are no comments yet