Đề xuất đưa chi phí khám sàng lọc ung thư cổ tử cung vào danh mục được bảo hiểm y tế chi trả
Sáng 19/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Ủy ban Xã hội của Quốc hội và Bộ Y tế tổ chức Hội thảo chuyên gia đề xuất chính sách đưa chi phí khám sàng lọc ung thư cổ tử cung vào danh mục được bảo hiểm y tế chi trả.
Chỉ 12% phụ nữ và trẻ em gái tiêm vaccine HPV
Tại hội thảo, bà Tôn Ngọc Hạnh, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết, hiện nay, ung thư cổ tử cung là vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan ngại vì căn bệnh này ảnh hưởng nhiều đến phúc lợi, sức khỏe và đời sống tinh thần của phụ nữ và toàn bộ dân số. Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là loại ung thư phổ biến thứ sáu ở phụ nữ Việt Nam, chiếm khoảng 12% tất cả các ung thư ở nữ giới và là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau ung thư vú. Nếu không có bất kỳ can thiệp nào, ước tính khoảng 200.000 phụ nữ Việt Nam sẽ tử vong do ung thư cổ tử cung vào năm 2070.
Chi phí điều trị UTCTC rất tốn kém nhưng bệnh hoàn toàn có thể dự phòng hoặc loại trừ dựa vào tiêm vaccine HPV, sàng lọc định kỳ nhằm phát hiện, điều trị sớm các dấu hiệu tiền ung thư. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tỷ lệ tiếp cận các biện pháp phòng và tầm soát UTCTC của phụ nữ Việt Nam còn thấp.
Theo Nghiên cứu của Bộ Y tế và UNFPA năm 2021, chỉ 12% phụ nữ và trẻ em gái trong độ tuổi 15-29 được tiêm vaccine HPV và chỉ có 28% phụ nữ trong độ tuổi 30-49 được khám sàng lọc (Tỷ lệ rất thấp). Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tiếp cận các biện pháp phòng và tầm soát UTCTC thấp là do vaccine HPV có chi phí cao, chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng; khám sàng lọc UTCTC chưa được BHYT chi trả.
Theo bà Tôn Ngọc Hạnh, việc tăng cường khả năng tiếp cận của phụ nữ đối với các dịch vụ sàng lọc, khám, chẩn đoán sớm bệnh UTCTC là cần thiết, phù hợp với nguyên tắc của công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nhằm đáp ứng nguyên lý phòng bệnh hơn chữa bệnh, giảm gánh nặng lên nền kinh tế cho phụ nữ và chính gia đình của họ cũng như giảm chi phí xã hội từ điều trị UTCTC.
Điều này cũng phù hợp với cam kết quốc tế của Việt Nam trong thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, việc xóa bỏ UTCTC sẽ góp phần thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững 1 về nghèo đói đa chiều, Mục tiêu 3 về cuộc sống khỏe mạnh, Mục tiêu 5 về bình đẳng giới và Mục tiêu 10 về giảm bất bình đẳng. Chiến lược toàn cầu nhằm loại trừ UTCTC do Tổ chức Y tế thế giới công bố năm 2020 đã đưa ra mục tiêu 90-70-90 mà các quốc gia cần đạt được đến năm 2030 để có thể loại trừ được UTCTC (90% trẻ em gái được tiêm chủng vắc xin HPV đầy đủ trước tuổi 15; 70% phụ nữ được xét nghiệm sàng lọc có độ chính xác cao ở độ tuổi 35 và 45; 90% phụ nữ được xác định có tổn thương tiền ung thư và ung thư xâm lấn được chăm sóc và điều trị).
Trên thế giới, chính sách hỗ trợ chi trả (dưới hình thức bảo hiểm y tế chi trả hoặc do ngân sách Nhà nước hỗ trợ) cho sàng lọc ung thư cổ tử cung đã được triển khai ở một số quốc gia như Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ…
UTCTC không chỉ là bệnh lý mà còn là vấn đề sức khỏe cộng đồng
Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em, Bộ Y tế, UTCTC là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ. Trên thế giới hàng năm có khoảng 604.000 ca mắc mới, 342.000 phụ nữ chết vì căn bệnh này. Nhiễm HPV là nguyên nhân chính của UTCTC. Phòng chống UTCTC có vai trò không thể thiếu trong việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Tại Việt Nam, UTCTC là ung thư phổ biến thứ 4 ở phụ nữ và phổ biến thứ 2 ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, sau ung thư vú. Tỷ lệ mắc chuẩn theo độ tuổi ≈8.1/100.000 PN, mỗi năm có trên 400 ca mắc mới và trên 2000 ca tử vong vì UTCTC.
Các phương pháp sàng lọc UTCTC ở Việt Nam gồm VIA (QS bằng mắt thường với axit axetic), độ nhạy 40-70%, độ đặc hiệu 88 – 95% (thực hiện 3 năm/lần). Xét nghiệm tế bào CTC (Pap’s test), độ nhạy 50-55%, độ đặc hiệu 96.8% (thực hiện 3 năm/lần) và Xét nghiệm HPV độ nhạy 94.6%, độ đặc hiệu 94.1% (5 năm/lần). Như vậy xét nghiệm HPV là một trong các biện pháp sàng lọc, phòng ngừa bệnh hiệu quả và có giá trị lâu dài.
Mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia đến 2025 sẽ có 25% trẻ em gái được tiêm phòng HPV cho đến 15 tuổi. 60% phụ nữ được sàng lọc bằng các phương pháp hiệu quả cao ở tuổi 35 và sàng lọc lại ở tuổi 45. 90% phụ nữ tiền ung thư được điều trị, 90% phụ nữ bị ung thư xâm lấn được xử trí.
Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em khẳng định, UTCTC không chỉ là một bệnh lý sản phụ khoa mà còn là vấn đề sức khỏe cộng đồng và sức khỏe ban đầu. Sự tham gia của các cơ quan chức năng và đối tác quốc tế, ngành y tế, hệ thống y tế trường học, Hội phụ nữ, gia đình và cá nhân người phụ nữ. Cần huy động nguồn lực từ các ngành, đơn vị, hướng tới đưa nội dung chi phí khám sàng lọc UTCTC vào chương trình tiêm chủng mở rộng và bảo hiểm y tế
Ông Phan Văn Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế cho biết, theo số liệu thống kê, số người tham gia Bảo hiểm y tế đến 31/12/2023 là trên 91,07 triệu người, đạt 92,04% dân số. Quỹ bảo hiểm y tế bảo đảm cân đối thu chi và có kết dư. Trong dự thảo Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi, người có BHYT được quỹ BHYT chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con; Khám bệnh để đánh giá nguy cơ đối với một số bệnh (ung thư cổ tử cung, ung thư vú, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm gan B, C…..); Khám sàng lọc trước sinh, sơ sinh; Điều trị dự phòng; Khám sức khỏe định kỳ đối với trẻ em <6 tuổi, hưu trí…
Dự thảo Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi sẽ thực hiện xây dựng danh mục bệnh được quỹ thanh toán chi phí khám sàng lọc; Xác định đối tượng, điều kiện được quỹ thanh toán chi phí khám sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư Vú, khám sàng lọc trước sinh, sơ sinh, THA, ĐTĐ, Viêm gan B, C; Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản …; Đánh giá tác động đối với việc bổ sung quỹ thanh toán chi phí khám sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú; Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Theo: suckhoedoisong.vn
Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.
Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!
Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!
Tin khác đã đăng
- ‘Ung thư tiêu hóa có thể khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm’ 25/11/2024
- 5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay 23/11/2024
- Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao? 22/11/2024
- Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm? 21/11/2024
- 4 dấu hiệu ung thư quan trọng nam giới không nên bỏ qua 19/11/2024
There are no comments yet