Khớp nào dễ bị thoái hóa?

Thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào nhưng phổ biến nhất ở đầu gối, cột sống, cổ, bẹn và bàn tay.

Thoái hóa khớp là dạng viêm khớp phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới, xảy ra khi lớp sụn bảo vệ đệm các đầu xương bị hư hại, tổn thương. Thoái hóa thường bắt đầu ở khớp lớn như hông hoặc đầu gối, sau đó có thể lan sang các khớp khác trong cơ thể. Nguyên nhân là do đau và cứng khớp khiến người bệnh thay đổi cách di chuyển và gây áp lực lên các khớp khác.

Khớp gối

Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu được công bố vào năm 2023 cho thấy thoái hóa khớp ảnh hưởng đến đầu gối nhiều hơn các khớp khác. Một số người bị thoái hóa khớp gối đột ngột nhưng bệnh thường phát triển trong một thời gian dài.

Các triệu chứng bao gồm sưng và cứng khớp gối, khó uốn cong hoặc duỗi thẳng đầu gối; đau dù ngồi hoặc nghỉ ngơi; khóa, dính khớp khi di chuyển đầu gối; yếu đầu gối. Người bệnh nên thay đổi lối sống, tránh một số hoạt động làm nặng triệu chứng như leo cầu thang, sử dụng các thiết bị hỗ trợ như nẹp đầu gối hoặc gậy khi di chuyển.

Bệnh có thể được điều trị bằng các thuốc giảm đau không kê đơn, thuốc chống viêm theo toa hoặc corticosteroid dạng tiêm. Các phương pháp khác bao gồm vật lý trị liệu, các bài tập tăng phạm vi chuyển động, tính linh hoạt của khớp và sức mạnh cơ bắp. Trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo.

{C}{C}{C}{C}<!--{C}%3C!%2D%2Dtd%20%7Bborder%3A%201px%20solid%20%23cccccc%3B%7Dbr%20%7Bmso-data-placement%3Asame-cell%3B%7D%2D%2D%3E-->ThS.BS.CKI Hồ Văn Duy Ân, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, giải thích tình trạng khớp gối của người bệnh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
ThS.BS.CKI Hồ Văn Duy Ân, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, giải thích tình trạng khớp gối của người bệnh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Khớp háng

Thoái hóa khớp háng được xếp vào nhóm bệnh lý nguy hiểm do thường tiến triển chậm, khó phát hiện và có thể gây tàn phế nếu không sớm điều trị, kiểm soát bệnh hiệu quả. Các triệu chứng của viêm khớp háng bao gồm đau lan từ bẹn hoặc đùi đến mông hoặc đầu gối, khó đi lại vì phạm vi chuyển động giảm, đau bùng phát sau khi hoạt động mạnh, cứng khớp háng khiến khó uốn gập người.

Thoái hóa khớp háng nhẹ có thể được điều trị các biện pháp không phẫu thuật như tập vật lý trị liệu, giảm hoạt động gây áp lực lên háng, sử dụng thuốc và các thiết bị hỗ trợ như gậy và xe tập đi. Trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo.

Bàn tay

Thoái hóa khớp bàn tay thường ảnh hưởng đến một trong ba vị trí gồm gốc ngón tay cái, khớp gần đầu ngón tay nhất, khớp ngón giữa. Người bệnh có thể bị lỏng các khớp xung quanh nếu thoái hóa nặng ở gốc ngón tay cái. Tình trạng này ảnh hưởng đến khớp gần đầu ngón tay nhất có thể gây ra u nang nhầy.

Các triệu chứng điển hình khác bao gồm đau âm ỉ, nhức nhối đến rồi hết (nhất là ở giai đoạn đầu); đau liên tục, thường xuyên ở giai đoạn nặng; cứng khớp hoặc không có khả năng mở và đóng ngón tay, nổi u hoặc thay đổi hình dạng ở khớp ngón tay; khớp ngón tay lớn hơn; yếu tay…

Kiểm soát thoái hóa khớp bàn tay bằng nẹp, tập luyện ngón tay và thay đổi cử động để giảm đau. Liệu pháp nóng và lạnh cũng có thể giảm đau. Phương án phẫu thuật có thể được chỉ định tùy vào khớp bị ảnh hưởng.

Cột sống

Thoái hóa cột sống ảnh hưởng đến các đĩa đệm và khớp giữa các đốt sống. Các đĩa đệm bị thoái hóa và hình thành gai xương có thể chèn ép các dây thần kinh xung quanh. Gai xương còn thu hẹp các khoảng trống ở cột sống, dẫn đến hẹp ống sống, tạo áp lực lên rễ thần kinh và tủy sống, gây đau và tê ở các chi.

Người bệnh thoái hóa cột sống có triệu chứng đau lan vào vai hoặc cánh tay; đau hoặc cứng ở lưng dưới; yếu, tê ở cánh tay; khó duỗi thẳng lưng, cột sống mất linh hoạt. Các liệu pháp như xoa bóp và châm cứu có thể giúp giảm đau. Người bệnh cần thay đổi hoạt động thể chất để giảm gây căng thẳng cho lưng. Trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật.

{C}{C}{C}{C}<!--{C}%3C!%2D%2Dtd%20%7Bborder%3A%201px%20solid%20%23cccccc%3B%7Dbr%20%7Bmso-data-placement%3Asame-cell%3B%7D%2D%2D%3E-->BS.CKII Nguyễn Xuân Thắng, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, thực hiện vật lý trị liệu cho người bệnh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
BS.CKII Nguyễn Xuân Thắng, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, thực hiện vật lý trị liệu cho người bệnh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Cổ

Thoái hóa đốt sống cổ rất phổ biến, nguyên nhân là do mất không gian và lớp đệm giữa các đốt sống cổ. Các triệu chứng bao gồm đau trầm trọng hơn khi ngầng cổ lên hoặc cúi xuống hoặc giữ cổ ở một tư thế trong thời gian dài; khớp kêu lạo xạo khi xoay cổ; đau đầu; co thắt cơ cổ, vai tê hoặc yếu ở cánh tay, bàn tay hoặc ngón tay.

Người bệnh có thể tập vật lý trị liệu, dùng liệu pháp chườm đá hoặc nhiệt giúp thư giãn cơ cổ. Trường hợp tủy sống, dây thần kinh cột sống bị chèn ép có thể cần áp dụng phương pháp điều trị như phẫu thuật.

Theo: vnexpress.net

Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.

Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!

Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!

There are no comments yet

Tin khác đã đăng

0903 65 7276