Muốn khỏe, đừng ngồi quá lâu
Người ngồi lâu một chỗ dễ bị đau nhức cơ thể, mắc nhiều bệnh như tim mạch, xương khớp... Tuy vậy, chỉ cần biết kết hợp vận động thì có thể ngăn được bệnh tật.
Đừng quên giãn cơ tại chỗ
Suốt gần 2 thập niên qua, Shaun Francis, Giám đốc điều hành Medcan (công ty hàng đầu về chăm sóc sức khỏe tại Canada), đã làm việc với rất nhiều bác sĩ và nhà khoa học để nghiên cứu những phương thức giúp con người sống trường thọ và khỏe mạnh.
Qua quyển sách Ăn lành, tập đủ, nghĩ thông minh do chính mình viết, Shaun Francis cho biết: “Kinh nghiệm từ lâu nay đều cho rằng ngồi nhiều không sao, miễn chúng ta có hoạt động thể chất”. Thế nhưng cuối thập niên 2010, phát hiện khoa học mới đã phản biện điều này.
Giáo sư Tim Church (Đại học Louisiana State, Mỹ) cùng các cộng sự đã theo dõi suốt 13 năm và phát hiện có mối liên hệ xấu giữa thời gian ngồi lâu và tuổi thọ. Những nghiên cứu tiếp đó cũng khẳng định ngồi nhiều dễ bị các bệnh về tim mạch, tiểu đường, làm tăng nguy cơ ung thư.
Để đối phó với điều đó, nhiều người và thậm chí có những doanh nghiệp đã mạnh tay chi tiền để mua các loại ghế đa năng làm việc với hy vọng giảm thiểu tác hại của việc ngồi nhiều. Thế nhưng, tiến sĩ – bác sĩ Andrew Miners, Giám đốc y khoa thể thao của Medcan, phát hiện: “Những người vốn bị đau cổ và lưng dưới sau một thời gian ngồi vào những chiếc ghế đa năng đắt tiền này vẫn tiếp tục bị đau, do họ ngồi quá lâu”.
Do vậy, các nhà khoa học đã đưa ra gợi ý về việc làm gián đoạn thời gian ngồi nhiều bằng vài phút kéo giãn cơ tại chỗ ngay vị trí đang làm việc.
Chẳng hạn, để tự chữa đau vùng cổ và gáy, có thể thực hiện những động tác sau: 1/ Đứng thẳng lưng; 2/ Tay phải vòng sau đầu và đặt lên tai trái, kéo đầu về hướng vai phải rồi giữ lại khoảng 10 giây; 3/ Đổi bên và lặp lại tương tự vài lần.
Để giảm đau cổ và đau lưng, nên vặn mình kéo giãn cột sống bằng các động tác: 1/ Ngồi sát mép ghế, xoay đầu và thân sang bên trái; 2/ Để tay trái lên lưng ghế, tay phải lên đùi trái và siết chặt cơ bụng; 3/ Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5 – 7 nhịp thở rồi đổi bên và thực hiện tương tự.
Nếu điều kiện ở nơi làm việc cho phép, cứ sau khoảng 20 phút ngồi, bạn nên rời khỏi ghế để vươn vai, đi lại giúp máu lưu thông tốt hơn.
Vận động ngay tại ghế ngồi
Riêng đối với các bạn là nhân viên văn phòng, do phải ngồi quá lâu khiến các khớp xương ít hoạt động, dẫn đến máu lưu thông kém, dễ gây loãng xương, mỡ tích tụ ở vùng bụng, giãn tĩnh mạch…, có thể thực hiện các động tác sau:
Hít thở sâu: Hít vào thật sâu, phình bụng ra để nhận được nhiều oxy, sau đó thở ra bằng miệng để đẩy carbonic khỏi cơ thể.
Nhìn xa và chớp mắt: Nên tập nhìn xa hoặc chớp mắt thường xuyên để duy trì độ ẩm cho mắt, tránh hiện tượng khô và mỏi mắt.
Màn hình cách thân mình khoảng 50 cm, độ cao thấp hơn tầm nhìn của mắt một chút; bàn phím cách mép bàn 10 – 15 cm để cổ tay và bàn tay có chỗ tựa. Khuỷu tay gấp khoảng 90 độ.
Để cơ thể khỏe khoắn hơn, mọi người cần dành thời gian thường xuyên rèn luyện thể chất ngoài giờ làm việc, học tập. Cách đơn giản nhất và không tốn kém là đi bộ. Đi bộ cũng là phương thức tập luyện hiệu quả cho những người mắc bệnh tim mạch, giúp lượng máu lưu thông tốt hơn.
Theo: thanhnien.vn
Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.
Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!
Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!
Tin khác đã đăng
- Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm? 21/11/2024
- 4 dấu hiệu ung thư quan trọng nam giới không nên bỏ qua 19/11/2024
- Tái sử dụng kết quả xét nghiệm, tại sao không? 18/11/2024
- Đi khám bệnh ‘tay không’, thấy khỏe cả người 16/11/2024
- Biểu hiện của viêm tuyến giáp 15/11/2024
There are no comments yet