Người bị thiếu máu não thoáng qua nên tầm soát đột quỵ bao lâu một lần?
Cơn thiếu máu não thoáng qua là một giai đoạn tạm thời của các triệu chứng tương tự như đột quỵ. Cơn thiếu máu não thoáng qua thường chỉ kéo dài vài phút và không gây ra tổn thương vĩnh viễn. Vậy người bị thiếu máu não thoáng qua nên tầm soát đột quỵ bao lâu một lần?
Cơn thiếu máu não thoáng qua có thể là một cảnh báo của đột quỵ, thường được gọi là đột quỵ nhỏ. 1 trong 3 người bị cơn thiếu máu não thoáng qua cuối cùng sẽ bị đột quỵ, với khoảng một nửa xảy ra trong vòng một năm sau cơn thiếu máu não thoáng qua. Vậy người bị thiếu máu não thoáng qua nên tầm soát đột quỵ bao lâu một lần?
Thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ
Với quan điểm về cơn thiếu máu não thoáng qua trước đây, mọi người nghĩ rằng đó là điều bình thường, nó là lành tính và sẽ phục hồi sau. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chứng minh rằng khoảng 80% những trường hợp bệnh nhân có cơn thiếu máu não thoáng qua sẽ trở thành đột quỵ trong vòng khoảng 6 tháng.
Bệnh nhân đột quỵ tùy theo nguyên nhân gây ra cơn thiếu máu não thoáng qua. Ví dụ như bị nghẹt mạch máu 90%, nó không kéo dài 6 tháng mà trong vài giờ bệnh nhân sẽ rơi vào cơn thiếu máu não thực sự, sau đó họ sẽ bị đột quỵ, nặng hơn có thể dẫn đến hôn mê.
Cơn thiếu máu não thoáng qua được cảnh báo là cơn đột quỵ nhẹ. Người ta cảnh báo dấu hiệu đột quỵ nhẹ và dấu hiệu đột quỵ sớm đều là một.
Thiếu máu não thoáng qua được miêu tả qua các triệu chứng chóng mặt và yếu tay chân. Cơn chóng mặt này sẽ kèm theo các yếu tố điển hình như tê yếu tay chân nửa bên cơ thể, liên quan đến giọng nói đớ (không còn kiểm soát được giọng nói của mình được nữa).
Các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu não thoáng qua giống với những triệu chứng được phát hiện sớm trong cơn đột quỵ và có thể bao gồm khởi phát đột ngột:
- Yếu, tê hoặc liệt ở mặt, cánh tay hoặc chân, thường ở một bên cơ thể.
- Nói lắp hoặc thay đổi giọng nói hoặc lời nói khó hiểu.
- Mù một hoặc cả hai mắt hoặc nhìn đôi.
- Chóng mặt hoặc mất thăng bằng hoặc phối hợp.
Nếu có 3 – 4 dấu hiệu cộng lại của cơn thiếu máu não thoáng qua điển hình, chúng ta có thể khẳng định rằng đó là dấu hiệu của tiền đột quỵ, sắp đi vào giai đoạn đột quỵ chứ không phải thoáng qua.
Cần kiểm soát khi có biểu hiện thiếu máu não thoáng qua
Đối với những người có biểu hiện cơn đột quỵ nhẹ cần phải được tầm soát ít nhất một lần bằng những xét nghiệm cơ bản. Đây là những xét nghiệm không quá tốn kém đối với các bệnh nhân: Đường huyết, ion máu, siêu âm tim, đo điện tim, đo huyết áp và chụp X-quang phổi… là những xét nghiệm thường quy.
Nếu như bệnh nhân có điều kiện, có thể chụp phim cộng hưởng từ (MRI 1.5 Tesla, MRI 3 Tesla) để khảo sát mạch máu não. MRI 3 Tesla là xét nghiệm hoàn toàn không xâm lấn và chính xác để đánh giá bệnh nhân có bị phình, hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu hay không. Trước đây, việc tầm soát này là không thể. Ngày nay, chúng ta đã có thể xem rõ được những mạch máu não của mình.
Sau khi tầm soát, nếu mức độ mạch máu hẹp từ 90% trở lên, chúng ta sẽ điều trị bằng công nghệ ít xâm lấn như can thiệp đặt stent, nong mạch máu, hoặc những biện pháp kiểm soát đặc biệt. Nếu mạch máu chỉ hẹp dưới 50%, chúng ta có thể kiểm soát bằng thuốc uống. Đặc biệt phải bỏ thuốc lá, rượu bia và tăng cường tập thể dục. Những phương pháp này có thể cải thiện sức khỏe, việc đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí và nghị lực của bệnh nhân.
Những trường hợp sau khi tầm soát có kết quả khỏe mạnh bình thường, thì 5 – 10 năm mới cần phải chụp lại. Lúc này có thể an tâm hơn về sức khỏe của mình, tuy nhiên như vậy không có nghĩa là về nhà sẽ uống rượu bia, thuốc lá thả ga.
Với những người có nguy cơ đột quỵ, bác sĩ sẽ cho liệu trình theo dõi một cách phù hợp. Có thể trong vòng 3 tháng, 6 tháng, 1 năm họ cần phải kiểm tra lại, thời gian lâu hay mau phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Bệnh nhân có những triệu chứng nhẹ sẽ kiểm tra lại nếu cơ thể có những rối loạn bất thường.
Vì cơn thiếu máu não thoáng qua thường xảy ra vài giờ hoặc vài ngày trước khi đột quỵ, nên việc thăm khám y tế ngay sau khi xảy ra thiếu máu não thoáng qua là điều cần thiết. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ mình đã bị thiếu máu não thoáng qua. Đánh giá kịp thời và xác định các tình trạng có thể sẽ giúp bạn ngăn ngừa được đột quỵ.
Nguyên nhân của cơn thiếu máu não thoáng qua
Cơn thiếu máu não thoáng qua có cùng nguồn gốc với đột quỵ do thiếu máu cục bộ, loại đột quỵ phổ biến nhất. Trong một cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ, cục máu đông sẽ chặn nguồn cung cấp máu cho một phần của não. Trong cơn thiếu máu não thoáng qua, không giống như đột quỵ, sự tắc nghẽn diễn ra trong thời gian ngắn và không có tổn thương vĩnh viễn.
– Nguyên nhân cơ bản của cơn thiếu máu não thoáng qua thường là do sự tích tụ của các chất béo có chứa cholesterol, được gọi là mảng xơ vữa trong động mạch hoặc một trong các nhánh cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho não.
– Mảng xơ vữa có thể làm giảm lưu lượng máu qua động mạch hoặc dẫn đến sự phát triển của cục máu đông. Cục máu đông di chuyển đến động mạch cung cấp máu cho não từ một phần khác của cơ thể, phổ biến nhất là từ tim, cũng có thể gây ra cơn thiếu máu não thoáng qua.
Theo: suckhoedoisong.vn
Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.
Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!
Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!
Tin khác đã đăng
- Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao? 22/11/2024
- Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm? 21/11/2024
- 4 dấu hiệu ung thư quan trọng nam giới không nên bỏ qua 19/11/2024
- Tái sử dụng kết quả xét nghiệm, tại sao không? 18/11/2024
- Đi khám bệnh ‘tay không’, thấy khỏe cả người 16/11/2024
There are no comments yet