Những dấu hiệu cần chú ý để phát hiện sớm bệnh ung thư
1. Ung thư da – Một vết loét dai dẳng, lâu lành, hoặc rướm máu – Vết loét hoặc u xuất hiện trên nền da bị xạ trị trước đó, trên đường sẹo/đường dò, trên nền sẹo phỏng có vết loét – Các mảng da màu đỏ mạn tính có loét nhẹ – Nốt ruồi […]
1. Ung thư da
– Một vết loét dai dẳng, lâu lành, hoặc rướm máu
– Vết loét hoặc u xuất hiện trên nền da bị xạ trị trước đó, trên đường sẹo/đường dò, trên nền sẹo phỏng có vết loét
– Các mảng da màu đỏ mạn tính có loét nhẹ
– Nốt ruồi đen phát triển nhanh
2. Ung thư vùng miệng – hầu
– Mảng trắng, vết loét, sần sùi vùng nôi, niêm mạc miệng, lưỡi
– Đau nửa đầu, ù tai một bên, nghẹt mũi, chảy máu mũi hoặc khạc ra máu
– Hạch cổ một bên hoặc hai bên, nuốt vướng hoặc đau. Nổi u vùng mang tai, dưới hàm
3. Ung thư tuyến giáp
– Nổi u trước cổ, di chuyển theo nhịp nuốt
– Hạch cổ một bên hoặc hai bên
– Có thể có tiếng khàn
4. Ung thư phổi
– Ho kéo dài, khó thở, ho ra máu
– Đau ngực, đau vai, có thể có tiếng khàn
– Có hút thuốc lá hoặc trong gia đình có người hút thuốc lá
5. Ung thư gan
– Ăn uống chậm tiêu hóa
– Đau tức hoặc cảm giác khó chịu vùng dưới sườn, đôi khi đau nhói lên vai
– Có tiền sử bị viêm gan siêu vi B, C
6. Ung thư thực quản, dạ dày
– Nuốt khó, nuốt vướng, tăng tiết nước bọt
– Sụt cân, nôn ói, thiếu máu
– Có tiền sử uống rượu, hút thuốc lá
– Cảm giác đầy bụng, đau thượng vị, ăn chậm tiêu, đi cầu phân đen
7. Ung thư đại – trực tràng
– Cảm giác khó chịu vùng bụng
– Có thể có khối u ổ bụng
– Sụt cân, thiếu máu
– Rối loạn đi cầu: tiêu chảy/táo bón
– Đi cầu phân đàm máu, mót rặn
8. Ung thư vú
– Khối u ở vú, hoặc chỗ dày lên trong vú
– Chỗ lõm da trên vú, núm vú bị tụt vào
– Tiết dịch hoặc máu đầu núm vú
– Có thể có hạch nách cùng bên
9. Ung thư tử cung
– Có huyết trắng kéo dài
– Ra máu âm đạo bất thường ngoài kỳ kinh (rong huyết)
– Cảm giác đau tức vùng hạ vị
– Ra máu hoặc dịch âm đạo sau mãn kinh
10. Ung thư buồng trứng
– Có khối u vùng bụng dưới
– Bụng to ra
– Ăn uống kém
– Đi tiểu và đi cầu lắt nhắt, nhiều lần trong ngày
11. Ung thư tinh hoàn
– Tinh hoàn sưng to, đau tức, quá 2 tuần điều trị mà không hết
– Bẩm sinh có 1 tinh hoàn, hoặc không có tinh hoàn ở bìu
– Có khối u vùng hạ vị
12. Ung thư tuyến tiền liệt
– Tiểu đêm nhiều
– Tiểu lắt nhắt
– Đau tức vùng hội âm
13. Ung thư thận, bàng quang
– Tiểu ra máu
– Đau tức vùng bụng
– Có khối u vùng bụng
– Sụt cân, mệt mỏi, cảm giác khó chịu
14. Ung thư dương vật
– Vết loét hoặc sùi ở qui đầu
– Chít hẹp bao da qui đầu
– Hạch bẹn một hoặc hai bên
15. Ung thư máu (bệnh bạch cầu)
– Xanh xao, mệt mỏi
– Thiếu máu
– Hay chảy máu răng miệng
– Hay nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều lần
– Có thể có hạch cổ, nách, bẹn
Tin khác đã đăng
- Ung thư hình thành và lan rộng thế nào 11/04/2025
- 4 loại thực phẩm giàu vitamin E giúp giảm nguy cơ mắc ung thư 10/04/2025
- Nội soi dạ dày giúp phát hiện ung thư giai đoạn sớm? 09/04/2025
- 4 dấu hiệu cảnh báo mức vitamin D trong máu đang thấp 08/04/2025
- Hội chứng mệt mỏi: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh 05/04/2025
There are no comments yet