Những nguyên nhân gây sụt cân đột ngột cần phải lưu ý
Theo một nghiên cứu trên tạp chí y khoa PubMed, ít nhất 72% bệnh nhân bị sụt cân không rõ nguyên nhân mắc phải một bệnh lý tiềm ẩn.
Ông Tushar Tayal, bác sĩ tại Ấn Độ, cho biết nếu bạn giảm hơn 5% trọng lượng cơ thể trong vòng 6 đến 12 tháng mà không phải do chủ ý thì cần phải đi khám sức khỏe.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây sụt cân đột ngột cần phải lưu ý, theo trang sức khỏe HealthShots (Ấn Độ).
Cường giáp
Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone thyroxine. Hormone này giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể, ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng năng lượng, gây giảm cân.
Trong một số trường hợp, tuyến giáp có thể hoạt động quá mức, sản xuất ra quá nhiều hormone thyroxine. Tình trạng này được gọi là cường giáp.
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có hai loại chính: Loại 1 là bệnh tự miễn và loại 2, khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả. Loại thứ ba là tiểu đường thai kỳ, xuất hiện trong thời kỳ mang thai.
Các loại bệnh tiểu đường đều có thể gây ra giảm cân không rõ nguyên nhân, nhưng bệnh tiểu đường loại 1 có nhiều khả năng gây sụt cân hơn.
Rối loạn cảm xúc
Những người mắc rối loạn cảm xúc như lo âu và trầm cảm có thể bị mất cảm giác thèm ăn dẫn đến giảm lượng thức ăn nạp vào và giảm cân.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, trầm cảm ảnh hưởng đến rất nhiều người và một trong 6 người có thể phải đối mặt với trầm cảm vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời.
Ung thư
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí British Journal, giảm cân có thể là triệu chứng đầu tiên của một số bệnh ung thư máu như bệnh bạch cầu và u lympho, hoặc các khối u đặc như ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư buồng trứng và ung thư tuyến tụy.
Bệnh Addison
Bệnh Addison là một rối loạn nội tiết liên quan đến tuyến thượng thận nằm trên đỉnh của mỗi quả thận.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Disease Journal, việc thiếu hụt các hormone này trong bệnh Addison có thể dẫn đến giảm cân và mệt mỏi.
Căng thẳng
Những biến cố căng thẳng trong cuộc sống như ly hôn, mất người thân hoặc khó khăn về tài chính có thể khiến bạn không thèm ăn, bỏ bữa hoặc ăn ít hơn bình thường.
Lupus ban đỏ
Lupus là một bệnh tự miễn, khiến hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Arthritis and Care Research Journal, 15-17% bệnh nhân mắc bệnh Lupus ban đỏ bị sụt cân đột ngột.
Rối loạn thần kinh
Giảm cân là một dấu hiệu phổ biến của các bệnh thần kinh như Parkinson, Alzheimer.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Academy of Journal, sự thay đổi trong quá trình trao đổi chất protein của não, làm tăng nhu cầu năng lượng và có thể dẫn đến sụt cân.
Lạm dụng rượu và chất gây nghiện
Rối loạn sử dụng rượu bia và chất kích thích có thể gây chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, các vấn đề về sức khỏe tâm thần, dẫn đến sụt cân. Rối loạn sử dụng rượu bia lâu dài còn có thể gây ra suy gan nặng và suy dinh dưỡng.
Theo: thanhnien.vn
Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.
Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!
Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!
Tin khác đã đăng
- 5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay 23/11/2024
- Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao? 22/11/2024
- Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm? 21/11/2024
- 4 dấu hiệu ung thư quan trọng nam giới không nên bỏ qua 19/11/2024
- Tái sử dụng kết quả xét nghiệm, tại sao không? 18/11/2024
There are no comments yet