Sự khác nhau giữa biến thể và biến chủng SARS-CoV-2
Những thay đổi về bản chất trên bộ gien của virus được gọi là "biến thể", sau khi bộ gien biến đổi đến mức độ có sự khác biệt rõ ràng so với chủng ban đầu thì gọi là “biến chủng".
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), những thay đổi về bản chất trên bộ gien được gọi là biến thể, những biến thể này sẽ còn có những biến đổi trước khi ổn định để trở thành biến chủng mới. Sau khi bộ gien vi sinh vật biến đổi đến mức độ có những biểu hiện cụ thể, rõ ràng khác so với chủng ban đầu thì gọi là “biến chủng”. Lúc này, vi sinh vật đã có những thay đổi trên bộ gien và hình thành một chủng mới khác với chủng ban đầu.
Có những biến thể làm cho virus lây lan khó hơn hay thậm chí là chết yểu nhưng những biến thể giúp virus xâm nhập và lây lan nhanh hơn. Biến thể dạng này sẽ tồn tại và dần dần thay thế các chủng virus ban đầu. Hiện nay Omicron là biến chủng đang lưu hành phổ biến của SARS-CoV-2. Chủng Omicron có nhiều biến thể khác nhau đã được phát hiện.
Cách phân loại biến thể SARS-CoV-2 hiện nay
Các biến thể của SARS-CoV-2 được phân thành 4 loại: Biến thể đáng quan tâm, biến thể đáng lo ngại, biến thể được theo dõi, biến thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo báo cáo hằng tuần của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 13.3- 9.4.2023 (28 ngày), đã ghi nhận 49.809 biến thể của SARS-CoV-2. Hiện nay, WHO đang theo dõi 1 biến thể đáng quan tâm (VOI) là XBB.1.5, và 7 biến thể được theo dõi (VUMs) và các dòng biến thể của chúng.
Trên toàn cầu, XBB.1.5 đã được phát hiện tại 95 quốc gia và vẫn là biến thể phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ gần 48% trong tuần 12. Tỷ lệ này tăng so với 40% trong tuần 8 của năm 2023. Trong khoảng thời gian từ ngày 11.2.2023-12.3.2023, 70 quốc gia đã phát hiện được XBB.1.5. Tỷ lệ phổ biến của XBB.1.5 đã vượt quá 50% ở 11 quốc gia.
Tại TP.HCM, sau khi tiến hành giải trình tự gien SARS-CoV-2 từ các bệnh nhân dương tính trong giai đoạn từ ngày 11.1.2023 đến 20.3.2023, đã ghi nhận 1 mẫu là biến thể XBB.1.5. Như vậy biến thể đang phổ biến trên thế giới hiện nay đã xuất hiện tại TP.HCM. Ngày 14.4 vừa qua Bộ Y tế cũng đã có thông báo biến thể XBB.1.5 xuất hiện tại Việt Nam qua kết quả giải trình tự gien tại TP.HCM.
Hiện nay chưa có báo cáo từ phòng thí nghiệm hay từ các nước trên thế giới thể hiện mối liên quan của các chủng trong nhóm biến thể được theo dõi và đáng quan tâm với tình trạng bệnh nặng hơn của Covid-19 trên toàn cầu. Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm gần đây về XBB.1.16 cho thấy biến thể này có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với XBB và XBB.1.5. Tuy nhiên, đặc tính xâm chiếm hệ miễn dịch của chúng vẫn giống nhau.
Số ca mắc Covid-19 có xu hướng tăng nhẹ, HCDC khuyến cáo tuân thủ thông điệp V2K
Theo thông báo của Bộ Y tế về dịch Covid-19 ngày 20.4, trong nước ghi nhận thêm 2.461 ca mắc. Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 11,538 triệu ca mắc Covid-19, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với tỷ lệ 116.603 ca mắc Covid-19/triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/230 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tại các cơ sở điều trị, 109 bệnh nhân đang thở ô xy. Trong đó, 80 ca thở ô xy qua mặt nạ, 8 ca thở ô xy dòng cao HFNC và 21 ca thở máy xâm lấn.
Tính từ 16 giờ ngày 19.4.2023 đến 16 giờ ngày 20.4.2023, TP.HCM ghi nhận 163 ca mắc mới COVID-19, 41 ca nhập viện và không có trường hợp cần thở máy xâm lấn. Theo nhận định của HCDC, số ca mắc, nhập viện do COVID-19 tại TP.HCM vẫn đang có chiều hướng tăng nhẹ trong thời gian gần đây.
Để phòng bệnh, HCDC khuyến cáo người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc thông điệp V2K gồm khử khuẩn, khẩu trang và tiêm vắc xin đầy đủ, đặc biệt là người thuộc nhóm nguy cơ.
Theo: thanhnien.vn
Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!
Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!
Tin khác đã đăng
- 5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay 23/11/2024
- Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao? 22/11/2024
- Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm? 21/11/2024
- 4 dấu hiệu ung thư quan trọng nam giới không nên bỏ qua 19/11/2024
- Tái sử dụng kết quả xét nghiệm, tại sao không? 18/11/2024
There are no comments yet