Thời tiết nắng nóng làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim
Theo các nghiên cứu về bệnh tim mạch, nhiệt độ là yếu tố tác động rất lớn đến hoạt động tim mạch. Nhiệt độ càng cao thì hoạt động của tim càng kém hiệu quả đồng thời kéo theo hàng loại các biến chứng tim mạch nguy hiểm, đặc biệt là nhồi máu cơ tim. […]
Theo các nghiên cứu về bệnh tim mạch, nhiệt độ là yếu tố tác động rất lớn đến hoạt động tim mạch. Nhiệt độ càng cao thì hoạt động của tim càng kém hiệu quả đồng thời kéo theo hàng loại các biến chứng tim mạch nguy hiểm, đặc biệt là nhồi máu cơ tim.
PGS.TS Nguyễn Hoài Nam
Nóng nực dễ “đánh gục” tim
Thời tiết nắng nóng gây nhiều nguy cơ sức khỏe, đặc biệt ở người cao tuổi và những người mắc các bệnh về tim mạch. Nhiệt độ tăng cao cũng là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng số lượng bệnh nhân nhồi máu cơ tim nhập viện trong những ngày nắng nóng cực điểm vừa qua.
Uống đủ nước, giữ mát cơ thể để tránh biến chứng tim mạch trong mùa nóng
Theo sinh lý tự nhiên, để thích ứng với thời tiết nóng nực, cơ thể sẽ tự điều chỉnh bằng cách tăng tiết mồ hôi và giãn mạch máu ngoại biên. Cơ chế tăng tiết mồ hôi làm cơ thể mất nước, giảm thể tích máu lưu thông, trong khi tim vẫn phải co bóp để đảm bảo cung cấp đủ lượng máu đi nuôi cơ thể. Thể tích máu lưu thông trong lòng mạch giảm khi kết hợp huyết áp cao khiến tim phải làm việc nhiều hơn, tăng cả cường độ và tần số co bóp. Tim hoạt động vượt quá “công suất”, gây ra tình trạng kiệt sức ở người bị bệnh tim mạch.
Đối với những người đã đặt stent mạch vành hoặc van tim cơ học, việc thiếu nước trong mùa nóng dễ tạo cục máu đông gây tắc stent hoặc kẹt van tim. Đây là là những “sự cố” hết sức nguy hiểm.
Với người suy tim do bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh thời tiết nóng làm tim phải gắng sức co bóp khiến cho tình trạng suy tim tăng lên, nguy cơ tử vong cao. Với người mắc bệnh mạch vành, tim gắng sức làm tăng nhu cầu oxy của tim nên dễ dẫn đến thiếu máu cơ tim (đau thắt ngực, mệt, khó thở), nặng hơn là nhồi máu cơ tim.
Ngăn xơ vữa động mạch để phòng ngừa nhồi máu cơ tim
Có thể thấy, những nguy cơ về tim mạch tăng lên khi các yếu tố liên quan đến tim gặp vấn đề trục trặc. Điển hình như các vấn đề về động mạch như tình trạng xơ vữa, hẹp, tắc… do biến chứng từ rối loạn mỡ máu. Nghiên cứu cho thấy, rối loạn mỡ máu và xơ vữa động mạch có liên quan đến 90-95% trường hợp nhồi máu cơ tim.
Rối loạn mỡ máu khiến lượng cholesterol dư thừa lắng đọng ở bề mặt nội mô và lớp cơ trơn của thành mạch máu, tạo nên những mảng xơ vữa, đặc biệt là ở mạch máu nuôi tim là động mạch vành. Do có cấu tạo ở vị trí gần như vuông góc với động mạch nên vận tốc dòng máu vào mạch vành giảm, tăng khả năng Cholesterol bị lắng đọng tạo nên các mảng xơ vữa trong lòng mạch vành, tạo điều kiện cho cục máu đông hình thành, gây tắc đột ngột động mạch vành gây ra các cơn đột quỵ dạng nhồi máu cơ tim. Vì không thể thay đổi cấu tạo của mạch vành nên việc kiểm soát cholesterol là vấn đề then chốt trong phòng ngừa và có thể giảm được 74% nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Mới đây, phát hiện về GDL-5 được các nhà khoa học Mỹ công bố và chứng minh hiệu quả trong việc điều hòa cholesterol nội sinh, kiểm soát mỡ máu. GDL-5 được tinh chiết theo công nghệ độc quyền của Mỹ, giữ lại được nhiều nhất các thành phần sinh học thiên nhiên quý của policosanol (có nguồn gốc từ phấn mía Nam Mỹ) giúp tăng hoạt hóa receptor tế bào giúp cholesterol vào tế bào dễ hơn, ngăn cholesterol dư thừa trong máu bám vào thành mạch, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và hình thành các cục máu đông.
Theo Tạp chí Y khoa Hoa Kỳ, nghiên cứu tổng hợp ở nước này trên 30.000 bệnh nhân cho thấy, sử dụng GDL-5 liên tục trong 4 – 8 tuần giúp kiểm soát tốt tổng lượng cholesterol toàn phần và các thành phần mỡ máu trong cơ thể; làm giảm đáng kể số lượng LDL-c, tạo điều kiện hình thành HDL-c trong máu. Đây là cơ chế quan trọng giúp điều hòa các thành phần mỡ máu, kiểm soát tình trạng xơ vữa và hỗ trợ kiểm soát các bệnh tim mạch như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim.
Nghiên cứu cho thấy GDL-5 giúp kiểm soát mỡ máu, ngăn chặn xơ vữa hiệu quả.
Khi trời nắng nóng, người bệnh tim mạch cần uống đủ nước, giữ mát cơ thể. Không nên thay đổi môi trường đột ngột như: vừa ở ngoài trời nhiệt độ 30-400C lại vào ngay phòng máy lạnh, nhảy xuống hồ bơi. Không ăn quá no, không ăn quá mặn và nên ăn thức ăn dễ tiêu. Hạn chế uống rượu, cà phê, hút thuốc lá. Nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tim mạch khi có dấu hiệu đau thắt ngực, khó thở, hoa mắt, mệt mỏi, nôn ói…
PGS.TS Nguyễn Hoài Nam
Giảng viên ĐH Y Dược TPHCM
Theo Thanh Niên Online
Tin khác đã đăng
- 5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay 23/11/2024
- Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao? 22/11/2024
- Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm? 21/11/2024
- 4 dấu hiệu ung thư quan trọng nam giới không nên bỏ qua 19/11/2024
- Tái sử dụng kết quả xét nghiệm, tại sao không? 18/11/2024
There are no comments yet