Ung thư vòm họng: Biểu hiện, nguyên nhân, điều trị và phòng bệnh
Ung thư vòm họng là một căn bệnh rất nguy hiểm. Bệnh có phát triển tại họng làm người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp nên chủ quan, khi phát hiện bệnh thường đã ở giai đoạn muộn.
1. Nguyên nhân bệnh ung thư vòm họng
Vòm họng nằm phía sau mũi, miệng họng nằm phía dưới vòm họng. Hạ họng nằm phía dưới miệng họng và phía sau vùng thanh quản (vùng thanh quản là nơi chứa dây thanh giúp phát âm, là đường luân chuyển của không khí từ ngoài vào phổi và ngược lại).
Hiện nay, các nhà khoa học chưa thể xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến loại bệnh ung thư này. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người nhiễm virut Epsstein – Barr thường có nguy cơ nhiễm ung thư vòm họng cao hơn.
Tuy chưa xác định được nguyên nhân chính xác, nhưng những người sử dụng nhiều bia rượu, hút thuốc lá hoặc ăn nhiều loại đồ ăn lên men như dưa muối là những đối tượng dễ mắc loại bệnh ung thư nguy hiểm này.
Ung thư vòm họng xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở nam giới từ 40 đến 60 tuổi. Theo thống kê chưa đầy đủ, ở nước ta, tỷ lệ người mắc ung thư vòm họng là 12%, chiếm một tỷ lệ khá cao so với các bệnh ung thư khác. Trong số đó có tới 70% bệnh nhân mắc ung thư vòm họng phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối khiến cho việc điều trị trở nên rất khó khăn.
2. Dấu hiệu bệnh ung thư vòm họng
Các dấu hiệu sớm thường nghèo nàn, dễ bỏ qua vì hay bị nhầm với các triệu chứng của bệnh viêm nhiễm vùng tai mũi họng. Các triệu chứng lúc đầu thường xuất hiện ở một bên hay một vị trí, sau đó tăng dần. Các triệu chứng có thể gặp:
- Hạch cổ: vị trí hay gặp là hạch cổ vị trí góc hàm hoặc xuất hiện nhiều hạch ở 1 hay 2 bên cổ.
- Các triệu chứng tai: thường biểu hiện 1 bên như nghe kém, ù tai hoặc hiếm gặp hơn là đau tai hay chảy dịch ở tai.
- Các triệu chứng mũi: ngạt tắc mũi một hoặc 2 bên hoặc chảy máu mũi dai dẳng điều trị nội khoa không cải thiện
- Các triệu chứng thần kinh: nhìn đôi và lác trong, đau nửa mặt hoặc đau họng, đau đầu hoặc đau nửa đầu khi u xâm lấn nội sọ.
- Các triệu chứng mắt: xâm lấn ổ mắt hiếm gặp, chủ yếu gặp lồi mắt hoặc liệt vận nhãn
Thăm khám lâm sàng phát hiện ung thư vòm họng
Soi tai mũi họng và khám hạch cổ: cho phép quan sát rõ tổn thương, đánh giá vị trí tổn thương, hình dạng, kích thước, mức độ lan rộng của bệnh và kết hợp sinh thiết giúp chẩn đoán mô bệnh học. Thăm khám hạch cổ và hạch ngoại vi nhằm phát hiện các tổn thương hạch có giá trị trong đánh giá giai đoạn bệnh ung thư vòm.
Các triệu chứng gợi ý di căn xa: dưới 10% trường hợp có di căn xa tại thời điểm chẩn đoán ban đầu, thường gặp nhất là di căn xương gây đau hoặc gãy xương bệnh lý, hiếm hơn có thể gặp di căn gan hoặc di căn phổi. Thăm khám giúp cho việc xác định phác đồ điều trị và tiên lượng bệnh cho bệnh nhân.
3. Bệnh ung thư vòm họng có lây không?
Ung thư vòm họng là một loại ung thư bắt nguồn từ các tế bào trong vòm họng. Nếu ung thư vòm họng không được phát hiện và điều trị kịp thời, các tế bào ung thư có thể lan rộng sang các cơ quan khác trong cơ thể. Tuy nhiên, ung thư vòm họng không phải là bệnh lây nhiễm nên không thể lây.
4. Cách phòng ung thư vòm họng
Do chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh nên rất khó để đưa ra các biện pháp phòng tránh tốt nhất. Tuy nhiên, để giảm nguy cơ mắc bệnh cần thực hiện các biện pháp sau:
Phải luôn duy trì chế độ ăn uống hợp lý
Nên duy trì thói quen ăn uống khoa học, tạo cho bản thân một thói quen ăn uống lành mạnh, nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây giàu vitamin, bởi trong những loại rau củ đó sẽ có chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa, bên cạnh đó còn có tác dụng kìm hãm lại các tế bào ung thư và chống các tế bào ung thư.
Bổ sung nhiều chất xơ ít nhất 6 lần trong một tuần, việc làm này sẽ giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, nghệ cũng có công dụng để chế biến món ăn và tác dụng của nghệ cũng là một chất ngăn ngừa ung thư vòm họng phát tán.
Không nên sử dụng quá nhiều các loại đồ ăn như kim chi, dưa muối,… để tránh được ung thư vòm họng.
Tránh sử dụng đồ ăn hoặc đồ uống khi còn quá nóng
Chúng ta thường có thói quen sử dụng các đồ uống nóng như cà phê, trà, súp, canh,…khi còn đang bốc khói, điều này tưởng chừng như không có hại nhưng sẽ làm tăng nguy cơ gấp đôi việc gây ung thư vòm họng. Vì khi nước nóng sẽ làm tổn thương các tế bào ở xung quanh vòm họng này.
Đồ nướng cũng là một trong những nguyên nhân gây nên ung thư vòm họng khi sử dụng quá nhiều.
Lựa chọn hàng đầu của một số giới trẻ hiện nay là đồ nướng. Bởi vì đồ nướng nóng hổi, ngon, ăn đồ nướng còn mang lại cảm giác ấm áp giữa trời lạnh hoặc mưa. Tuy nhiên, đồ nướng có nguy cơ gây ung thư vòm họng rất cao.
Các thực phẩm được chế biến và nướng lên sẽ sinh ra các chất có khả năng gây ung thư rất cao, trong đó sẽ có ung thư vòm họng. Nếu như sử dụng đồ nướng thường xuyên và lâu dài sẽ gây nên ung thư vòm họng.
Không nên sử dụng các chất kích thích
Đối với các chất kích thích thì sẽ thường tồn tại trong rượu bia hoặc thuốc lá. Đây là những chất có thể gây nguy cơ gây ung thư vòm họng rất cao. Vì khi uống rượu hay là hút thuốc thì vòm họng sẽ là nơi đầu tiên tiếp xúc với các chất đó và gây ảnh hưởng xấu cho vòm họng.
Nên thường xuyên luyện tập thể thao, thể dục
Nên dành 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục thể thao. Thể dục thể thao không chỉ ngăn ngừa ung thư mà còn giúp cho cơ thể giải stress, giảm căng thẳng hiệu quả nhất, tăng cường sức khỏe. Đặc biệt khi vận động cơ thể thì sẽ có thể đốt cháy lượng mỡ thừa không cần thiết sẽ có tác dụng làm tăng hệ miễn dịch và phòng tránh được nhiều loại bệnh.
Nên có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ
Vì kiểm tra sức khỏe định kỳ rất cần thiết đối với mỗi cá nhân. Bởi vì điều đó có thể giúp chúng ta phát hiện ra kịp thời các loại bệnh, bình thường nên khám và nội soi tai mũi họng từ 1 – 2 lần/năm để phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm. Khi có các triệu chứng nghi ngờ kéo dài trên 2 tuần, nên khám với bác sĩ tai mũi họng và yêu cầu được nội soi vòm mũi họng.
5. Cách điều trị ung thư vòm họng
Phương pháp điều trị ung thư vòm họng sẽ được tư vấn tùy theo tình trạng bệnh và triệu chứng. Một số phương pháp có thể kể đến là xạ trị, hóa trị, phẫu thuật và liệu pháp trúng đích.
Xạ trị là phương pháp tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn tế bào phát triển bằng cách sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các loại tia khác. Trong đó xạ trị ngoài là dùng máy ngoài cơ thể để chiếu chùm tia về phía tổ chức ung thư, còn xạ trị trong là đặt các chất phóng xạ trực tiếp vào bên trong hoặc gần tổ chức ung thư. Phụ thuộc vào dạng và tình trạng bệnh mà kỹ thuật xạ trị trong hoặc ngoài sẽ được chỉ định.
Phương pháp hóa trị sử dụng thuốc tiêm hoặc viên uống để tiêu diệt hoặc ngăn sự phát triển của tế bào ung thư. Bác sĩ sẽ dựa vào giai đoạn và dạng bệnh lý trước khi đưa ra quyết định hóa trị.
Phẫu thuật là biện pháp cắt bỏ hạch vùng cổ hoặc khối u và mô lành xung quanh. Người bệnh có thể được điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị sau quá trình phẫu thuật.
Liệu pháp trúng đích là biện pháp dùng thuốc để tấn công tế bào ung thư đặc hiệu. Các kháng thể đơn dòng được sử dụng nhằm tiêu diệt và ngăn chặn tế bào ung thư phát triển. Để điều trị ung thư tái phát và di căn, kháng thể đơn dòng Cetuximab được sử dụng vì khả năng liên kết với protein bề mặt ngăn chặn sự phát triển và phân chia của tế bào ung thư.
Theo: suckhoedoisong.vn
Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.
Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!
Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!
Tin khác đã đăng
- Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao? 22/11/2024
- Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm? 21/11/2024
- 4 dấu hiệu ung thư quan trọng nam giới không nên bỏ qua 19/11/2024
- Tái sử dụng kết quả xét nghiệm, tại sao không? 18/11/2024
- Đi khám bệnh ‘tay không’, thấy khỏe cả người 16/11/2024
There are no comments yet