Uống paracetamol hằng ngày, người đàn ông bị tổn thương phổi vĩnh viễn
Tạp chí báo cáo trường hợp y tế Journal of Medical Case Reports đề cập trường hợp một người đàn ông 77 tuổi người Nhật uống thuốc giảm đau paracetamol trong thời gian dài đã dẫn đến tổn thương phổi vĩnh viễn không thể hồi phục.
Nhiều người không muốn đi bác sĩ mà thường tự mua thuốc không kê đơn để uống, và một trong những loại phổ biến nhất là paracetamol. Loại thuốc này được sử dụng cho nhiều mục đích, từ giảm đau, hạ sốt, cho đến trị cảm cúm.
Tuy nhiên, người đàn ông đã phải nhận hậu quả nghiêm trọng do uống hằng ngày trong suốt 25 năm để “cảm thấy dễ chịu”. Cuối cùng, ông đã nghiện thuốc và phải nhập viện vì viêm phổi nặng – một dạng nhiễm trùng phổi có khả năng gây tử vong, theo tờ Times Now News (Ấn Độ).
Paracetamol thường được coi là loại thuốc an toàn, nhưng không nên sử dụng thuốc này trong nhiều ngày liên tục.
Vào tháng 7.2021, bệnh nhân vội đến bệnh viện với biểu hiện mệt mỏi và ho khan mà ông đã mắc phải từ 5 năm nay. Như báo cáo nêu rõ, các bác sĩ đã yêu cầu bệnh nhân ngừng dùng thuốc giảm đau và kê đơn thuốc kháng sinh cho bệnh nhân dùng.
Sau khi uống thuốc kháng sinh, các triệu chứng của ông cụ đã thuyên giảm cho đến khi bệnh nhân bị cảm lạnh trở lại vào tháng 1.2022 và bắt đầu uống lại thuốc giảm đau.
Sau 1 tháng, ông trở lại bệnh viện trong tình trạng ho nặng và các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị viêm phổi được kích hoạt bởi paracetamol. Sau đó, họ khuyên ông không nên dùng thuốc cho đến khi các triệu chứng được cải thiện. Tuy nhiên, dung tích phổi của bệnh nhân không thể hồi phục hoàn toàn, theo Times Now News.
Dùng paracetamol quá liều có thể gây ra tràn dịch màng phổi
Trang tin nghiên cứu khoa học ResearchGate cũng báo cáo trường hợp sử dụng quá liều paracetamol gây tràn dịch màng phổi.
Báo cáo kể về một bệnh nhân nữ 34 tuổi, nhập viện do uống quá liều paracetamol, với các triệu chứng khó thở và đau ở sườn bên phải, đồng thời bị tràn máu bên phổi phải. Chụp X-quang phổi cho thấy phổi bên phải bất thường. CT tiết lộ tràn dịch màng phổi hai bên, bác sĩ phải tiến hành hút 500 ml dịch. Xét nghiệm xác nhận đó là tràn dịch màng phổi. Tóm lại, lượng paracetamol liều cao có thể gây ra tràn dịch màng phổi chuyển tiếp như một biến chứng, theo ResearchGate.
Theo: thanhnien.vn
Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!
Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!
Tin khác đã đăng
- Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao? 22/11/2024
- Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm? 21/11/2024
- 4 dấu hiệu ung thư quan trọng nam giới không nên bỏ qua 19/11/2024
- Tái sử dụng kết quả xét nghiệm, tại sao không? 18/11/2024
- Đi khám bệnh ‘tay không’, thấy khỏe cả người 16/11/2024
There are no comments yet