Vì sao tăng men gan? Dấu hiệu nhận biết tăng men gan
Men gan tăng cao là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh về gan. Điều trị tăng men gan, cách hạ men gan hiệu quả không dùng thuốc như thế nào?
Tăng men gan là bệnh gì?
Men gan tăng là bệnh gì? Men gan là các enzyme được xúc tác trong gan như AST (Aspartate transaminase) hay ALT (Alanine transaminase) thực hiện các phản ứng sinh hóa tại gan.
Như thế nào là men gan cao? Có 4 chỉ số men gan được chia theo độ tuổi và giới tính, các chỉ số men gan bình thường sẽ là:
- ALT (hay GPT) dưới hoặc 35 UI/l (với nam giới) và nhỏ hơn hoặc bằng 25 UI/l (với nữ giới)
- AST (hay GOT) dưới hoặc 35 UI/l (với nam giới) và nhỏ hơn hoặc bằng 25 UI/l (với nữ giới)
- GGT từ 5-60 UI/l
- ALP từ 35-115 UI/l
Men gan tăng cao là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh tổn thương gan như:
- Viêm gan cấp tính và mạn tính
- Xơ gan
- Ung thư gan
- Một số bệnh lý về đường mật: sỏi đường mật, nhiễm trùng đường mật, u đường mật…
- Một số bệnh lý khác như sốt rét, suy tim.
Vì sao bị tăng men gan?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng men gan tăng cao. Tình trạng tăng men gan gây ra bởi những yếu tố tạm thời thường sẽ trở lại ổn định trong khoảng 2 đến 4 tuần mà không cần điều trị. Một số nguyên nhân khác nghiêm trọng hơn người bệnh cần được điều trị y tế.
Các nguyên nhân dẫn đến tăng men gan bao gồm:
– Do virus. Bệnh nhân nhiễm virus viêm gan bao gồm A, B, C, D và E. Trong đó, thường gặp nhất là virus viêm gan B, viêm gan C.
– Do lạm dụng bia rượu. Việc tiêu thụ, lạm dụng quá nhiều rượu bia có thể dẫn tới tình trạng men gan cao và làm suy giảm chức năng gan.
– Tăng men gan do thuốc. Người bệnh sử dụng một số thuốc không rõ nguồn gốc, lạm dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm… tạo gánh nặng và gây tổn thương cho gan. Ngoài ra việc tự ý sử dụng các loại thực phẩm chức năng cũng gia tăng tỷ lệ viêm gan.
– Chế độ ăn uống làm tăng men gan. Men gan tăng còn có nguyên nhân do hấp thụ 1 phần độc tố chứa trong thực phẩm. Khi ăn các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, nấm mốc, chứa chất bảo quản, dư thừa lượng thuốc bảo vệ, chứa độc tố, khiến gan phải hoạt động nhiều hơn để xử lý và loại bỏ, từ đó làm chết các tế bào gan, gây tăng men gan, viêm gan, thậm chí là ung thư gan.
– Do một số bệnh lý khác. Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh lý đường mật, bệnh lý tim mạch, xơ gan… cũng có khả năng làm tăng men gan.
Dấu hiệu tăng men gan, nhận biết men gan tăng
Ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu tăng men gan thường không rõ ràng, bệnh diễn ra âm thầm. Vì vậy người bệnh ở giai đoạn này thường không cảm nhận được và bỏ qua các dấu hiệu.
Khi men gan tăng cao thường đi kèm với các triệu chứng:
- Mệt mỏi, người có cảm giác sốt nhẹ
- Rối loạn tiêu hóa. Người bệnh cảm thấy chán ăn đi kèm nôn và buồn nôn.
- Vàng mắt, vàng da. Đây là biểu hiện đặc trưng nhất khi men gan tăng. Tuy nhiên, nếu có biểu hiện vàng mắt, vàng da thì tình trạng bệnh cũng đáng báo động.
- Nước tiểu ít, vàng sẫm, phân có màu nhạt. Thường gặp trong trường hợp tăng men gan do tắc mật.
- Ngứa ngoài da. Khi men gan tăng cao khiến chức năng gan suy giảm dẫn tới tích tụ độc tố trong cơ thể gây ngứa da.
- Nếu tình trạng tăng men gan kéo dài có thể dẫn tới tình trạng lơ mơ ý thức tập trung giảm.
Theo: BSCKI Phạm Thị Việt Anh Bệnh viện 19-8 (nguồn: suckhoedoisong.vn)
Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!
Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!
Tin khác đã đăng
- ‘Ung thư tiêu hóa có thể khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm’ 25/11/2024
- 5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay 23/11/2024
- Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao? 22/11/2024
- Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm? 21/11/2024
- 4 dấu hiệu ung thư quan trọng nam giới không nên bỏ qua 19/11/2024
There are no comments yet