WHO kêu gọi thỏa thuận toàn cầu về đại dịch
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi các quốc gia thành viên hoàn tất thỏa thuận toàn cầu về đại dịch.
Cuộc họp diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 18/2. Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh tính cấp bách của việc đạt được thỏa thuận này trước kỳ họp của Hội đồng Y tế Thế giới vào tháng 5, cho rằng đây là cơ hội “có một không hai”.
Ông Tedros nhắc lại bài học từ Covid-19, đại dịch đã cướp đi sinh mạng của khoảng 20 triệu người và vẫn tiếp tục gây tử vong. Mục tiêu của thỏa thuận là bảo vệ các thế hệ tương lai khỏi tác động của đại dịch.
Hiệp ước không chỉ tập trung vào việc quản lý sự lây lan của dịch bệnh và giảm thiểu gián đoạn thương mại mà còn về “chia sẻ mầm bệnh, nguồn lực để chuẩn bị và phát triển các biện pháp y tế đối phó”.
Các điều khoản bao gồm:
– Giám sát đại dịch hiệu quả hơn, theo dõi mầm bệnh mới nổi và trỗi dậy
– Chuẩn bị hệ thống chăm sóc sức khỏe: Đảm bảo hệ thống y tế công cộng của các quốc gia đáp ứng các tiêu chuẩn đã thống nhất.
– Đảm bảo có đủ nguồn lực y tế, các y bác sĩ được đào tạo và có quyền tiếp cận với vật tư y tế an toàn
– Hợp tác: Chia sẻ nguồn lực giữa các quốc gia thành viên của WHO.

Dù Mỹ đã chính thức thông báo rút khỏi các cuộc đàm phán về thỏa thuận này hôm 14/2, Tổng giám đốc WHO vẫn bày tỏ hy vọng nước này sẽ xem xét lại quyết định. Ông khẳng định không quốc gia nào có thể tự bảo vệ mình khỏi các căn bệnh truyền nhiễm. Trách nhiệm phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó thuộc về tất cả các nước.
Các cuộc đàm phán đã diễn ra trong 13 tuần. WHO cũng lên kế hoạch tổ chức phiên họp kéo dài một tuần nữa nhằm thỏa thuận về đại dịch. Thỏa thuận này được khởi thảo từ tháng 12/2021, sau khi Covid-19 gây ra thiệt hại nặng nề về người và kinh tế. Dù phần lớn nội dung dự thảo đã được thống nhất, vẫn còn một số điểm bất đồng, đặc biệt là về việc chia sẻ quyền tiếp cận mầm bệnh và phân phối công bằng lợi ích từ vaccine, xét nghiệm và phương pháp điều trị.
Ông Tedros nhiều lần cảnh báo về đại dịch tiếp theo, với sự xuất hiện của Ebola, Marburg, sởi, đậu mùa khỉ, cúm và các mầm bệnh mới. Người đứng đầu cơ quan y tế Liên Hợp Quốc kêu gọi các quốc gia hợp tác để bảo vệ sức khỏe toàn cầu.
Theo: tuoitre.vn
Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.
Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!
Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!
Tin khác đã đăng
- 6 yếu tố nguy cơ gây ung thư gan 21/02/2025
- Người mắc bệnh tim mạch nên kiểm tra sức khỏe bao lâu một lần? 19/02/2025
- Bị cúm tại sao không dùng kháng sinh? 18/02/2025
- WHO kêu gọi dán nhãn ‘cảnh báo ung thư’ lên rượu, tương tự thuốc lá 17/02/2025
- 4 điều cần tránh khi dùng thuốc giảm đau không kê đơn 15/02/2025
There are no comments yet