WHO tuyên bố đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu
Ngày 11-5, WHO tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp toàn cầu vì đậu mùa khỉ, gần một năm sau khi bệnh dịch này gây lo ngại ở nhiều nước.
“Tôi rất vui khi tuyên bố đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế (PHEIC) nữa”, tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus thông báo ngày 11-5.
Thông báo được đưa ra một tuần sau thông báo tương tự của WHO với COVID-19. Theo ông Tedros, cũng giống như COVID-19, đậu mùa khỉ sẽ không biến mất. Các quốc gia vẫn cần phải cảnh giác với căn bệnh này.
Hôm 10-5, một ủy ban độc lập về đậu mùa khỉ đã nhóm họp. Cuộc họp khép lại với kết luận đậu mùa khỉ không còn đáp ứng các tiêu chí của một PHEIC. Do đó, họ khuyến nghị WHO nên dỡ bỏ tình trạng này.
Thế giới lần đầu tiên nhận ra đậu mùa khỉ lây lan mạnh vào tháng 5 năm ngoái. Đến tháng 7 cùng năm, WHO tuyên bố đậu mùa khỉ là PHEIC.
Trong gần một năm qua, đã có 87.400 trường hợp được xác nhận tại 111 quốc gia, trong đó có 140 ca tử vong.
Hầu hết các ca mắc được ghi nhận tại các quốc gia trước đây chưa từng có bệnh này. Phần lớn người bệnh là đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới.
Đậu mùa khỉ lần đầu xuất hiện ở người vào năm 1970 tại Cộng hòa dân chủ Congo. Bệnh này có thể lây từ người sang người, nhưng hầu hết tại các nước Tây Phi và Trung Phi.
Để tránh gây kỳ thị cho người bệnh, WHO đã quyết định đổi tên đậu mùa khỉ thành “mpox” vào tháng 11-2022.
Đậu mùa khỉ lây qua tiếp xúc với dịch cơ thể, giọt bắn trong không khí. Những người tiếp xúc trực tiếp với vết phát ban, vết loét hay chất dịch của người bệnh cũng có nguy cơ bị lây.
Theo: tuoitre.vn
Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!
Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!
Tin khác đã đăng
- Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao? 22/11/2024
- Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm? 21/11/2024
- 4 dấu hiệu ung thư quan trọng nam giới không nên bỏ qua 19/11/2024
- Tái sử dụng kết quả xét nghiệm, tại sao không? 18/11/2024
- Đi khám bệnh ‘tay không’, thấy khỏe cả người 16/11/2024
There are no comments yet