Xem dấu hiệu của bàn chân biết ngay bệnh lý nguy hiểm trên cơ thể

Bàn chân là nơi tập trung rất nhiều huyệt vị phản chiếu tương ứng toàn bộ các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Vì vậy, sự bất thường ở bàn chân cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ quan nào đó của cơ thể bị bệnh.

Xem dấu hiệu của bàn chân biết ngay bệnh lý nguy hiểm trên cơ thể - Ảnh 1.
Cần chú ý chăm sóc bàn chân để nhận biết sớm bệnh trong cơ thể – Ảnh minh họa

Bàn chân là hình ảnh thu nhỏ của cơ thể

Bác sĩ Quách Tuấn Vinh, nguyên chủ nhiệm quân y Tổng cục Chính trị – cho biết bàn chân là hình ảnh thu nhỏ của cơ thể với 62 khu phản xạ, nơi khởi đầu và kết thúc của 6 đường kinh, tập trung rất nhiều đầu dây thần kinh và các huyệt vị liên quan đến toàn bộ cơ thể, từng được mệnh danh là “trái tim thứ hai” của con người.

Theo y học cổ truyền, nhất là trong châm cứu, chân có 6 đường kinh, trong đó, đáng chú ý là kinh tỳ có chức năng thống huyết (làm máu lưu thông), can tàng huyết (máu chứa ở gan) và thận tàng tinh, tinh sinh huyết.

Các nhà khoa học cho biết, ở mỗi bàn chân có tới khoảng 7.000 đầu mút thần kinh và là nơi tập trung rất nhiều huyệt vị phản chiếu tương ứng toàn bộ các cơ quan quan trọng bên trong cơ thể như tim, phổi, gan, thận…

Đi chân đất sẽ khiến lòng bàn chân được chà xát mạnh, kích thích các huyệt vị này, nhờ đó nâng cao sức khỏe của các hệ cơ quan trong cơ thể.

Những dấu hiệu bàn chân cảnh báo bệnh nguy hiểm cần đi khám ngay

Bác sĩ Nguyễn Văn Thái, Viện Y học phóng xạ và ung bướu quân đội – khuyến cáo chúng ta nên thường xuyên chăm sóc và quan sát bàn chân. Nếu thấy những dấu hiệu bất thường trên bàn chân chứng tỏ bạn đang mắc bệnh nan y, nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt.

– Bàn chân và ngón chân lạnh: Khi bàn chân bị lạnh tê cứng thì đó chính là bệnh. Thông thường, dấu hiệu này là bệnh có thể gặp: Rối loạn mạch máu do di truyền, rối loạn động mạch ngoại biên do bệnh tiểu đường, hút thuốc…

– Bàn chân tự nhiên đau rát: Nếu như đột nhiên bị đau ở lòng bàn chân và cảm thấy đôi chân có dấu hiệu bị đau nhức, rất có thể đây là một biểu hiện quan trọng của việc lượng đường huyết trong cơ thể không ổn định. Đường trong máu quá cao sẽ có tác động nhất định đến các dây thần kinh ngoại vi của bàn chân, gây ra tình trạng đau nhức, mệt mỏi chân.

Bàn chân tự nhiên đau rát cũng có thể do bệnh thần kinh, bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường hoặc các yếu tố khác.

– Bị chai chân: Chai chân xuất hiện là do bị kích thích bởi chấn thương mô mềm dưới các tác động cơ học (chủ yếu là áp lực hoặc cọ sát) khi vận động. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các vết chai nhiều ở chân, rất có thể bạn đang có nguy cơ mắc các bệnh về xương.

– Ngón chân cái hoặc bàn chân cái sưng và đau đột ngột: Khi ngón chân đau đột ngột có thể gặp các bệnh như: Bệnh gout, nhiễm trùng viêm mô tế bào, bệnh khớp thần kinh, huyết khối tĩnh mạch sâu, viêm khớp toàn thân. Những người có dấu hiệu bàn chân này chứng tỏ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc vảy nến.

– Móng chân đổi màu hoặc biến dạng: Bệnh có thể gặp như nấm móng, chấn thương (phổ biến trong bowling, tennis, đi bộ đường dài, chạy), bệnh vảy nến, thiếu máu, ức chế miễn dịch từ hóa trị, khối u ác tính…

– Vết loét không lành: Bệnh có thể gặp: Loét bàn chân do tiểu đường hoặc loét mắt cá chân do suy giãn tĩnh mạch, bệnh thần kinh ngoại biên, ung thư biểu mô tế bào đáy hoặc tế bào vảy, khối u ác tính.

– Tê hoặc ngứa ran ở bàn chân và ngón chân: Khi cảm thấy tê hoặc ngứa ran ở bàn chân và ngón chân, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại biên, thiếu hụt vitamin B12, hoặc các vấn đề về cột sống. Việc kiểm tra sức khỏe sớm sẽ giúp xác định nguyên nhân và điều trị hiệu quả.

– Đau chân khi di chuyển: Nếu chân hay bị đau khi di chuyển ngoài do lượng đường huyết còn do xương thiếu dưỡng chất, vitamin D và canxi.

– Thường xuyên bị chuột rút: Nhiều người thi thoảng bị chuột rút ở chân có thể do tư thế nằm lâu và máu ở chân lưu thông kém. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên thì đó chính là dấu hiệu liên quan đến các bệnh lý về mạch máu. 

Mạch máu bị tắc nghẽn cũng ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gây tê và chuột rút ở bàn chân. Khi gặp hiện tượng này bạn nên thực hiện động tác duỗi thẳng hoặc xoa bóp bàn chân, những cơn đau co rút sẽ biến mất.

Xem dấu hiệu của bàn chân biết ngay bệnh lý nguy hiểm trên cơ thể - Ảnh 2.
Lòng bàn chân là nơi tập trung rất nhiều huyệt vị, phản chiếu tương ứng toàn bộ các cơ quan quan trọng bên trong cơ thể – Ảnh minh họa

5 dấu hiệu ở bàn chân cho thấy bệnh gan đang âm thầm tiến triển

– Lòng bàn chân chuyển sang màu vàng hoặc trắng: Lòng bàn chân người bình thường hồng hào, ngoài yếu tố vàng da do lớp sừng dày gây ra, thì mối quan hệ với gan cũng cần được quan tâm. 

Nếu phát hiện lòng bàn chân chuyển vàng, cần kịp thời điều chỉnh cơ thể, dưỡng gan và đến gặp bác sĩ để có được những chẩn đoán nhanh chóng và kịp thời.

Những người móng chân dễ gãy và trắng cũng là một vấn đề, móng tay khỏe thì mềm và bóng, nếu thấy móng có màu trắng, không hồng hào, sờ không đều, dễ gãy thì nên chú ý đến việc dưỡng gan của bạn.

– Da lòng bàn chân bị khô: Da khô ở lòng bàn chân dễ nhìn thấy nhưng ít được chú ý. Da khô không phải là hiếm, da mặt và bàn tay của chúng ta đôi khi bị nứt nẻ và bong tróc, đặc biệt là vào mùa đông. 

Da khô và thô ráp ở lòng bàn chân, cộng với thời tiết hanh khô cũng có thể làm tổn thương tế bào gốc. Nội tiết trong cơ thể bị rối loạn nghiêm trọng, khả năng vận chuyển máu của gan giảm, lượng máu không đủ, cuối cùng cơ thể thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến da bị mất nước, nứt nẻ, vàng và xỉn màu. 

– Xuất hiện đường vân ở lòng bàn chân: Gan có chức năng giải độc. Nếu gặp sự cố, chức năng cũng bị giảm đi. Nếu dưới lòng bàn chân có thêm những đường vân thì có thể phán đoán gan bị tổn thương. 

Lúc này, hãy đi khám để bồi bổ gan kịp thời, tránh bỏ lỡ cơ hội điều trị tốt nhất. Suy giảm chức năng gan rất có hại cho cơ thể con người. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ mang lại nhiều phiền toái về sau.

– Giãn mạch: Giãn mạch hay còn được biết đến với cái tên “nhện navi” cũng là một dấu hiệu cho thấy gan đang bị tổn thương nghiêm trọng. 

– Bàn chân sưng: Có nhiều nguyên nhân khiến bàn chân bị sưng phù, có thể do bàn chân mỏi, máu bị ứ đọng, hoặc do phù nề. 

Chăm sóc bàn chân và định kỳ kiểm tra sức khỏe là rất quan trọng để phát hiện và điều trị các vấn đề sức khỏe từ sớm.

Từ xa xưa, cổ nhân đã sử dụng nhiều phương thức tác động lên bàn chân để phòng chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ như day, châm, bấm, nắn và ngâm chân bằng dịch thuốc để chữa trị nhiều chứng bệnh khác nhau.

Theo: tuoitre.vn

Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.

Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!

Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!

There are no comments yet

Tin khác đã đăng

0903 65 7276