Ăn uống thế nào phòng ung thư

Ăn đường vừa phải và nhiều chất xơ, hạn chế thịt đỏ, tránh uống rượu làm giảm sự phát triển của khối u và khả năng mắc nhiều loại ung thư.

Mục tiêu của chế độ ăn lành mạnh là tăng cường khả năng miễn dịch và giảm viêm, đảm bảo cơ thể nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Dưới đây cách ăn uống lành mạnh để hạn chế khả năng mắc ung thư.

Ăn đường vừa phải

Theo Hệ thống y tế Mayo Clinic (Mỹ), tế bào ung thư sử dụng đường để tạo năng lượng nhưng ăn đường vừa phải không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của khối u. Hạn chế lượng đường bổ sung dưới 10% lượng calo, tức là dưới 200 calo (12 muỗng cà phê) trên 2.000 calo hàng ngày.

Nghiên cứu công bố năm 2016 của Trường Đại học Virginia (Mỹ) cho thấy ăn quá nhiều đường có tác động tiêu cực đến sự tiến triển của bệnh ung thư. Vì đường thừa gây tăng đường huyết và kháng insulin, thúc đẩy khối u phát triển.

Nghiên cứu năm 2015 của Trường Đại học Y Massachusetts (Mỹ) cũng chỉ ra chế độ ăn nhiều chất béo và đường bổ sung dẫn đến tổn thương tế bào, viêm nhiễm và phát triển khối u. Ăn nhiều đường cũng làm tăng cân, cân nặng quá mức tăng khả năng mắc và tái phát ung thư.

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Nghiên cứu công bố năm 2015 của Trường Đại học Queen’s Belfast (Ireland) trên gần 155.000 người cho thấy ăn nhiều chất xơ từ thực vật hỗ trợ ngăn ngừa và tăng khả năng sống sót của bệnh ung thư đại trực tràng. Ăn khoảng 25 g chất xơ mỗi ngày từ rau củ quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu để duy trì đường ruột khỏe mạnh, giảm viêm và nguy cơ bệnh mạn tính.

Theo cuộc điều tra (năm 2014) của Nhóm nghiên cứu triển vọng của ung thư và dinh dưỡng ở châu Âu (EPIC) với hơn 500.000 người từ 10 quốc gia, hấp thụ lượng chất xơ cao giảm khả năng ung thư gan. Nghiên cứu năm 2018 của Viện Phòng chống Ung thư California (Mỹ) trên hơn 2.000 người cho thấy ăn nhiều chất xơ từ đậu và ngũ cốc làm giảm 20-38% nguy cơ ung thư vú.

Ăn nhiều rau củ quả tươi tốt cho bệnh ung thư. Ảnh: Freepik
Ăn nhiều rau củ quả tươi tốt cho bệnh ung thư. Ảnh: Freepik

Ăn ít thịt đỏ

Theo phân tích dựa trên 28 nghiên cứu công bố năm 2011 của Trường Đại học Hoàng gia Luân Đôn (Anh), tiêu thụ càng nhiều thịt đỏ, thịt chế biến sẵn thì nguy cơ ung thư đại trực tràng càng cao. Năm 2011, các nhà khoa học của Đại học Quân y số 2 (Trung Quốc) đánh giá việc tiêu thụ thịt và nguy cơ ung thư đại trực tràng dựa trên 21 nghiên cứu vấn đề này. Họ kết luận cứ tiêu thụ 100 g thịt đỏ mỗi ngày nguy cơ tăng 36% và cứ mỗi 42-57 g thịt chế biến sẵn được tiêu thụ hàng ngày, nguy cơ này tăng 28%.

Bệnh nhân ung thư nên có chế độ ăn dựa trên thực vật với nhiều rau, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, thịt nạc và thịt gia cầm. Tránh hoặc hạn chế thịt đỏ, thịt chế biến sẵn như thịt nguội, xúc xích

Uống rượu chừng mực

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, tiêu thụ rượu nhẹ có liên quan đến tăng khả năng mắc ung thư miệng, vòm họng và ung thư vú ở phụ nữ. Nguyên nhân là do ethanol và các sản phẩm phụ của quá trình phân hủy rượu hình thành làm tổn thương mô, ngăn hấp thụ chất dinh dưỡng, tăng sản xuất estrogen và gây ra những thay đổi trong DNA.

Theo phân tích năm 2014 dựa trên 572 nghiên cứu của Trường Đại học Milan-Bicocca (Italy), uống rượu từ vừa phải đến nặng có liên quan đến ung thư đại trực tràng, thanh quản, gan, dạ dày, phổi, tuyến tụy và túi mật. Nam và nữ giới nên bỏ rượu hoặc uống chừng mực, mỗi ngày tối đa một ly đối với nữ và hai ly đối với nam giới.

Ăn chế độ Ketogenic

Chế độ ăn ketogenic rất giàu chất béo (chiếm 90%), hàm lượng protein trung bình (8%), ít carbohydrate (2%), buộc cơ thể phải đốt cháy chất béo thay vì glucose (đường) để tạo năng lượng.

Theo nghiên cứu công bố năm 2014 của Trường Đại học Iowa (Mỹ) trên 54 người, chế độ ăn này làm giảm kích thước và sự phát triển của khối u ung thư ruột già, đường tiêu hóa và tuyến tiền liệt. Ăn ketogenic cũng cải thiện phản ứng của bệnh nhân ung thư với hóa xạ trị.

Tuy nhiên, chế độ ketogenic có nhiều tác dụng phụ như buồn nôn và nôn, hạ đường huyết, thiếu khoáng chất và mất xương, gây tổn thương thận, sỏi thận, tăng cholesterol trong máu. Người bệnh chỉ nên áp dụng chế độ ăn này khi có chỉ định của bác sĩ.

Ăn kiểu Địa Trung Hải

Nghiên cứu công bố năm 2015 của Trường Đại học Vienna (Áo) trên hơn 7.000 người cho thấy người ăn uống theo chế độ ăn Địa Trung Hải có tỷ lệ ung thư đại trực tràng, vú, dạ dày, tuyến tiền liệt, gan, đầu và cổ thấp hơn. Nghiên cứu năm 2016 của Viện Ung thư Quốc gia Quỹ IRCCS (Italy) trên 1.400 phụ nữ cũng chỉ ra chế độ ăn này có tác dụng bảo vệ chống lại ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh.

Ăn kiểu Địa Trung Hải dựa trên thực vật gồm rau củ quả tươi, cá, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả hạch và dầu ô liu.

Giảm cân

Theo Hiệp hội Ung thư lâm sàng Mỹ, thừa cân làm tăng khả năng mắc ung thư vú, nội mạc tử cung, buồng trứng, đại trực tràng, thực quản, thận, tuyến tụy, túi mật. Điều này có thể do chất béo thừa trong cơ thể gây tăng sản xuất hormone, viêm mạn tính hoặc điều hòa kém sự tăng sinh của tế bào khối u, từ đó thúc đẩy phát triển ung thư.

Theo: vnexpress.net

Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.

Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!

Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!

There are no comments yet

Tin khác đã đăng

0903 65 7276