Túi thuốc du lịch biển mùa nắng nóng gồm những gì?

Gió biển và nắng nóng có thể làm tăng mức độ phơi nhiễm với vi trùng, các bệnh về da... do đó cần chuẩn bị một số loại thuốc dự phòng.

Hiện cả nước đang trong giai đoạn nắng nóng, do đó kỳ nghỉ lễ 30.4 – 1.5 năm nay, nhiều gia đình lựa chọn du lịch biển để thư giãn, nghỉ dưỡng.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Trần Huyền Trâm – Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn – không ít trường hợp sau những đợt đi biển về phải nhập viện điều trị vì da bị cháy nắng, bong tróc, say nắng nặng.

Túi thuốc du lịch biển mùa nắng nóng gồm những gì? - Ảnh 1.
Nhiều gia đình chọn biển là điểm đến cho kỳ nghỉ lễ 30.4. Minh họa: Thế Quang

“Nước biển có hàm lượng muối cao nên việc hấp thụ ánh nắng rất nhanh, đặc biệt là các tia cực tím (tia UV). Để giữ sức khỏe, lựa chọn thời gian tốt nhất để tắm biển trong ngày hè là trước 7 giờ và sau 16 giờ. Đặc biệt lưu ý không nên tắm biển vào buổi trưa (11 giờ đến 13 giờ) vì lúc này nắng nóng cao điểm, chỉ số tia cực tím cao”, bác sĩ Trâm chia sẻ.

Hành trang mùa du lịch biển an toàn

Thuốc và dụng cụ y tế là một trong những thứ không thể thiếu cho mỗi chuyến đi xa. Trong những chuyến đi du lịch biển, bạn có thể bị đau bụng do món ăn lạ, bị cảm cúm do thay đổi thời tiết, nhất là từ không khí nóng chuyển sang không khí lạnh ở biển. Đặc biệt trong khi tắm biển, bạn có thể bị sứa cắn hoặc dị ứng,… Ngoài ra, thuốc nhỏ mắt và bông tai cũng không thể thiếu sau khi tắm biển

“Đi du lịch mùa hè thường hay gặp vấn đề về tiêu hóa như ngộ độc thức ăn, nôn, tiêu chảy cấp… Do vậy, cần chuẩn bị một số gói oresol để hòa nước uống kịp thời trước khi đến cơ sở y tế, tránh tình trạng mất nước, rối loạn điện giải, gây nguy hiểm đến sức khỏe, đặc biệt với trẻ nhỏ”, bác sĩ Trâm chia sẻ.

Mang theo một số loại thuốc cần thiết (thuốc an thần, thuốc đau bụng, tiêu chảy…) và một số dụng cụ y tế cơ bản như bông, băng…

Điều hấp dẫn khi du lịch tới vùng biển là được thưởng thức các loại hải sản, tuy nhiên, nếu bạn có cơ địa dị ứng thì cần mang theo thuốc chống dị ứng để phòng ngừa. Nếu bạn dễ bị say sóng hoặc say xe thì nên chuẩn bị thuốc chống say. Nên uống chống say kèm ăn nhẹ 30 phút trước khi xuất phát

Những người có bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp thì không thể thiếu các loại thuốc đặc trị được bác sĩ kê đơn.

Gió biển và nắng nóng làm tăng mức độ phơi nhiễm với vi trùng, có thể kích ứng họng gây ho. Thuốc giảm ho như viên ngậm chứa thảo dược hoặc tinh dầu giảm ho, có thể giúp giảm ho, giảm ngứa họng và làm dịu cơn ho của bạn.

Ngoài ra, để bảo vệ làn da trước tia cực tím nên sử dụng các sản phẩm kem chống nắng có chỉ số SPF từ 50. Uống đủ từ 2-3 lít nước mỗi ngày, duy trì độ ẩm cho da và giúp cơ thể không bị mất nước, gây choáng. Thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C và chất chống oxy hóa cho làn da.

Theo: thanhnien.vn

Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!

Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!

There are no comments yet

Tin khác đã đăng

0903 65 7276