Đục thủy tinh thể do tiểu đường

Đường huyết cao ở bệnh nhân tiểu đường có thể làm thay đổi cấu trúc của mắt và đẩy nhanh sự phát triển của đục thủy tinh thể.

Bất kỳ ai cũng có thể bị đục thủy tinh thể, nhất là khi già, tuy nhiên, bệnh tiểu đường khiến bệnh đục thủy tinh thể xảy ra sớm hơn. Theo nghiên cứu của Bệnh viện Nghiên cứu và Đào tạo Mắt Ulucanlar (Thổ Nhĩ Kỳ), người mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng bị đục thủy tinh thể hơn người không mắc bệnh. Ở bệnh nhân tiểu đường dưới 65 tuổi, đục thủy tinh thể có thể xảy ra thường xuyên hơn gấp 3-4 lần. Bệnh đục thủy tinh thể cũng tăng lên gấp đôi và phổ biến ở người tiểu đường trên 65 tuổi.

Người bệnh tiểu đường dễ bị đục thủy tinh thể vì lượng đường (glucose) trong máu cao dẫn đến làm hỏng thủy tinh thể. Cụ thể, lượng đường trong máu cao khiến thủy tinh thể sưng lên, đục dần và làm mờ thị lực. Ngoài ra, đường huyết cao sẽ khiến một loại enzyme trong thủy tinh thể chuyển đổi đường thành rượu đường, gọi là sorbitol. Sorbitol tích tụ làm cho thủy tinh thể trở nên nhiều mảng bám hơn, gây giảm thị lực.

Bệnh nhân tiểu đường bị đục thủy tinh thể có thể phẫu thuật để loại bỏ thủy tinh thể bị đục. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, người bệnh tiểu đường có thể tăng nguy cơ phát triển biến chứng là bệnh võng mạc tiểu đường. Các mạch máu trong võng mạc nhạy cảm với ánh sáng bị tổn thương do lượng đường trong máu cao và quá trình phẫu thuật, các mạch máu mới sẽ phát triển bất thường. Những mạch máu mới này có thể rò rỉ máu lên võng mạc và làm hỏng võng mạc, làm giảm thị lực, thậm chí mù lòa.

Đường huyết cao do tiểu đường có thể làm hỏng thủy tinh thể và khiến bệnh đục thủy tinh thể xảy ra sớm hơn. Ảnh: Freepik
Đường huyết cao do tiểu đường có thể làm hỏng thủy tinh thể và khiến bệnh đục thủy tinh thể xảy ra sớm hơn. Ảnh: Freepik

Bệnh nhân tiểu đường cũng có nguy cơ cao phát triển bệnh phù hoàng điểm do tiểu đường liên quan đến việc loại bỏ đục thủy tinh thể. Hoàng điểm, nơi phần trung tâm của võng mạc gọi là điểm vàng sưng lên do đường huyết cao hoặc tổn thương khi phẫu thuật, gây ra các triệu chứng như tầm nhìn xuất hiện đường lượn sóng hoặc chấm đen, nhìn đôi, nhìn mờ…

Sau khi phẫu thuật, bác sĩ nhãn khoa có thể sẽ kê đơn thuốc để kiểm soát tình trạng viêm như thuốc bôi steroid hoặc thuốc chống viêm không steroid. Những thuốc này có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị sưng tấy điểm vàng (phù hoàng điểm).

Lượng đường trong máu cao là nguyên nhân chủ yếu gây ra đục thủy tinh thể, giảm thị lực và mù lòa. Để phòng bệnh này, người tiểu đường cần quản lý tốt đường huyết, giữ mức đường trong máu trong phạm vi mục tiêu, từ 80-180 mg/dL. Người bệnh cũng cần tránh hoặc bỏ thuốc lá, bảo vệ mắt khỏi tia cực tím bằng kính râm, ăn nhiều trái cây và rau củ giàu chất dinh dưỡng (nhất là dinh dưỡng tốt cho mắt). Tăng mức độ hoạt động và tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm lượng đường trong máu, từ đó giảm biến chứng.

Mai Cat (Theo Very Well Health)

Olympus Gia Mỹ là một trong những địa chỉ khám sức khỏe – tầm soát bệnh chất lượng cao với mức chi phí hợp lý dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy liên hệ Phòng khám để được các bác sĩ thiết kế gói khám phù hợp với nhu cầu của Quý khách hoặc xem thêm ở đây!

Liên hệ: 0903 65 7276 để được tư vấn chi tiết!

There are no comments yet

Tin khác đã đăng

0903 65 7276